Lạng Sơn: Khuyến công tập trung đầu tư công nghệ trong sản xuất CNNT
Thông qua hoạt động khuyến công, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn doanh nghiệp tham gia triển khai Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn từng bước đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cao sản xuất, tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
Cơ sở sản xuất bún ngô Thuận Anh, xã Đình Lập được hỗ trợ 90 triệu đồng đầu tư máy móc thiết bị làm bún ngô gồm máy xay xát, máy nghiền, nhào, máy vo gạo, đùn bún và đóng gói sản phẩm
Tại một số cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), vấn đề vốn lại là yếu tố cản trở trong quá trình đầu tư công nghệ. Nhìn nhận hạn chế, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lạng Sơn (TTKC) đã hỗ trợ các cơ sở CNNT của tỉnh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đại diện TTKC: Hiện nay, vốn tiếp tục là một trong những lực cản lớn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, điều này khiến cho các doanh nghiệp không đủ nguồn lực để đầu tư ứng dụng máy móc, công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Một trong những đơn vị thụ hưởng chương trình khuyến công là cơ sở sản xuất bún ngô Thuận Anh, thôn Bình Chương 1, xã Đình Lập. Với nguồn kinh phí hỗ trợ là 90 triệu đồng, cơ sở đã đầu tư máy móc thiết bị làm bún ngô gồm máy xay xát, máy nghiền, nhào, máy vo gạo, đùn bún và đóng gói sản phẩm. So với trước đây, sản xuất bún ngô bằng phương pháp thủ công công suất chỉ đạt 2-3 tạ bún/ngày, thì từ khi đầu tư máy móc và công nghệ hiện đại, năng suất của cơ sở tăng 1 – 1,5 tấn/ngày và thị trường mở rộng hơn trước, sản phẩm đã có mặt tại các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Hiệu quả từ các chương trình khuyến công đã giúp nhiều cơ sở sản xuất CNNT nâng cấp được dây chuyền sản xuất, tiếp cận được những công nghệ mới để tạo ra sản phẩm chất lượng có tính cạnh tranh cao trên thị trường, trong đó đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thị trường trong nước và quốc tế như: Bún ngô Thuận Anh, Chè Ô Long tại Đình Lập, Ván gỗ bóc tại Hữu Lũng, Hạt sa chi tại Cao Lộc… Đặc biệt, trong 5 năm qua, đã có 15 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 5 sản phẩm cấp vùng và 2 sản phẩm cấp quốc gia.
Được biết, trong năm 2020, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh sẽ triển khai 8 đề án với nguồn kinh phí từ khuyến công địa phương là 1,3 tỷ đồng, gồm các đề án như: Hỗ trợ thiết bị chế biến quả chanh leo; Hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất gỗ bóc, gỗ băm; Hỗ trợ thiết bị sản xuất mì gạo (cao khô) Vạn Linh… Ông Trần Anh Thuần, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại cho biết: “Để phát huy hơn nữa hiệu quả, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công, khuyến khích hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ vào sản xuất CNNT, qua đó tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường”.
Nguồn: http://www.congnghieptieudung.vn/
Tin mới nhất
Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Vang thăng trầm cùng Gốm Bồ Bát
ĐÔNG Y THIÊN LƯƠNG – LÒNG TỐT TỰ Ý TRỜI
Xí nghiệp tư nhân cói Năng Động phát triển từ Làng nghề dệt cói Kim Sơn
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức năm 2020 vào làm việc tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
Khuyến công đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Thái Bình: Triển khai đồng bộ hoạt động khuyến công
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2020: Nghệ An có 5 sản phẩm được công nhận
Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật đúc các chi tiết cơ khí phục vụ xuất khẩu