26/03/2018
Ô nhiễm môi trường ở các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp hiện nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm từ môi trường nước, không khí, từ chất thải rắn là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp do một số doanh nghiệp còn đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, tập trung nhiều lao động, chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh là nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường bao gồm ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ nói chung. Trong đó ngành dệt may cũng đóng một phần vào sự ô nhiễm môi trường nói riêng.
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, xuất phát điểm từ những hoạt động sản xuất cá thể, hộ gia đình rồi tới các làng nghề thủ công, ngày nay dệt may đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà còn tạo điều kiện việc làm cho xã hội, đặc biệt còn có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Dưới tốc độ phát triển của ngành dệt may cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ. Vấn đề xử lý nước thải đang là vấn đề của toàn xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng là một trong những công ty điển hình trong việc chấp hành và thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Chuyên gia tư vấn kiểm tra hệ thống bồn xử lý hóa chất trước khi vận hành
Cán bộ kỹ thuật theo dõi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng có địa chỉ tại Lô C1 – Đường N4 – KCN Hòa Xá – TP. Nam Định. Công ty đi vào hoạt động từ năm 2004 với hơn 120 cán bộ, công nhân viên, tổng diện tích toàn xưởng sản xuất khoảng 5.000m2 với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là: sản xuất các mặt hàng vải phục vụ may mặc thời trang và hàng bảo hộ lao động. Với đặc thù hoạt động của công ty là dệt may do đó tập trung nhiều lao động, lượng nước sử dụng hiện tại của công ty chủ yếu phục vụ cho cán bộ, công nhân sinh hoạt và nước cấp cho xưởng nhuộm vải, xưởng tẩy giặt vì vậy nguồn nước thải ra từ nước thải vệ sinh, các khu nhà ăn, bếp và nước thải từ xưởng nhuộm vải, xưởng giặt tẩy với lượng nước thải trung bình 120 m3/ ngày đêm.
Được sự hỗ trợ từ Chương trình Khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đã đồng hành giúp công ty xây dựng đề án hỗ trợ kinh phí từ chương trình Khuyến công quốc gia năm 2017. Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống sử lý nước thải đã giúp công ty phát huy tốt hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải hiện có và hướng tới tiết giảm chi phí trong sản xuất một cách triệt để (giảm chi phí hóa chất sử dụng, giảm lượng bùn sau xử lý; tăng tiến độ xử lý nước thải; giảm chi phí điện năng).
Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đi vào hoạt động giúp công ty đảm bảo môi trường sạch sẽ đồng thời công ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất, giảm một phần chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ nguồn nước sạch đang ngày một khan hiếm.
Thực hiện: Kim Thanh
Ảnh: Nguyễn Văn Tài
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024