Xây dựng và Triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên liên quan về cơ cấu lại ngành công nghiệp
Sáng ngày 12/11, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 phối hợp với Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức lớp Bồi dưỡng cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên có liên quan về cơ cấu lại ngành Công nghiệp năm 2020 tại Nam Định.
Đây là nội dung được thực hiện theo nhiệm vụ: “Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên liên quan về cơ cấu lại ngành công nghiệp” thuộc Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành Công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025.
Tới dự buổi khai mạc có sự hiện diện của đại diện Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương; đại diện Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1; giảng viên Lê Thị Xuân Quỳnh – Ban Nghiên cứu kinh tế và lĩnh vực thuộc Viện Quản lý kinh tế Trung ương; cùng hơn 40 học viên là các cán bộ, doanh nghiệp thuộc các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tại buổi tập huấn, các học viên đã được giảng viên truyền đạt các nội dung của 08 chuyên đề về cơ cấu lại ngành công nghiệp, gồm:
Chuyên đề 1: Hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành Công nghiệp
Chuyên đề 2: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành Công nghiệp
Chuyên đề 3: Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên
Chuyên đề 4: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân
Chuyên đề 5: Điều chính, phân bố không gian công nghiệp
Chuyên đề 6: Xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp
Chuyên đề 7: Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực
Chuyên đề 8: Các vấn đề khác liên quan đến tái cơ cấu ngành Công nghiệp
Thông qua chương trình tập huấn về cơ cấu lại ngành công nghiệp đã giúp các các doanh nghiệp, cán bộ các đơn vị nắm bắt được những nội dung: Hội nhập quốc tế, chính sách, pháp luật thương mại của Việt Nam, các nước trên thế giới để tận dụng các ưu đãi trong cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại; kiến thức về thị trường; kỹ năng về công nghệ mới và kỹ năng quản lý về công nghệ thông tin./.
Thực hiện: Quốc Dũng
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Khuyến công Lạng Sơn: Tăng vị thế cây quế, cây hồi
Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
Cục Công Thương địa phương: Thống nhất phân bổ dự toán kinh phí năm 2022
Khuyến công Thanh Hoá: Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Bộ Công Thương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025
Khuyến công Thái Bình: Nhiều chương trình, dự án đang phát huy hiệu quả
Thanh Hoá: Phát huy hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công
Mời tham dự Chương trình “Tuần hàng Việt Nam tại Anh 2022”
Công ty TNHH Chế tạo Máy Lập Huy: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất và chế tạo các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành xây dựng