Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2018
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2018 với các nội dung sau đây:
1. Chuyên ngành đào tạo
– Chuyên ngành đào tạo: Kinh doanh thương mại.
– Mã số: 9340121
2. Hình thức và thời gian đào tạo
– Hình thức đào tạo tập trung: 3 năm (Nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu và sinh hoạt khoa học tập trung liên tục tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương).
– Hình thức đào tạo không tập trung: 4 năm (Nghiên cứu sinh có ít nhất 12 tháng học tập, nghiên cứu tập trung liên tục tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương).
3. Chỉ tiêu và hình thức tuyển sinh
– Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2018 của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương là 08 nghiên cứu sinh.
– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
4. Điều kiện dự tuyển
Nguời dự tuyển nghiên cứu sinh phải có các điều kiện sau đây:
4.1. Điều kiện văn bằng
a. Có bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành dự tuyển: Thương mại, Kinh tế và Quản lý thương mại, Quản trị kinh doanh thương mại, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
b. Có bằng thạc sỹ chuyên ngành gần với chuyên ngành dự tuyển: Gồm các chuyên ngành còn lại của khối ngành Kinh doanh và Quản lý, khối ngành Kinh tế học.
Những thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần và chuyên ngành đúng nhưng đã cấp sau 5 năm phải học bổ sung kiến thức sau khi trúng tuyển.
4.2. Có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, có thời gian làm việc chuyên môn tương ứng với chuyên ngành dự tuyển từ 1 năm trở lên và có kết quả thể hiện ở điều kiện sau:
Là tác giả 02 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu, trong đó có 01 bài báo đăng trên trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài;
4.3. Có một đề cương nghiên cứu (khoảng 3000 từ), bao gồm các nội dung sau:
– Tên đề tài hoặc hướng nghiên cứu của thí sinh.
– Lý do lựa chọn đề tài/hướng nghiên cứu.
– Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố về đề tài/hướng nghiên cứu được lựa chọn.
– Mục tiêu nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện.
– Đề cương nội dung nghiên cứu
– Đề xuất người hướng dẫn.
– Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký học Nghiên cứu sinh.
– Lý do lựa chọn Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương là cơ sở đào tạo.
– Kinh nghiệm nghiên cứu, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu.
(Danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh được đăng tải trên website của Viện: http//www.viennghiencuuthuongmai.com.vn).
4.4. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của thí sinh, cụ thể:
– Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp.
– Năng lực hoạt động chuyên môn.
– Phương pháp làm việc.
– Khả năng nghiên cứu.
– Khả năng làm việc theo nhóm.
– Điểm mạnh và điểm yếu của thí sinh.
– Triển vọng phát triển về chuyên môn.
– Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm Nghiên cứu sinh.
4.5. Điều kiện ngoại ngữ
Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh;
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
4.6. Nộp đầy đủ hồ sơ dự tuyển được xác nhận bởi cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc địa phương nơi cư trú giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Cần xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.
4.7. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
5. Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người chưa có việc làm). Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển xem phụ lục tại website:
ttp//www.viennghiencuuthuongmai.com.vn.
– Lý lịch khoa học
– 01 bản sao có công chứng và 07 bản sao của các giấy tờ sau:
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học.
+ Bằng và bảng điểm thạc sĩ.
+ Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).
+ Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có).
– Các bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– 01 bản gốc và 07 bản sao của thư giới thiệu của 01 nhà khoa học,
– 01 bản gốc và 07 bản sao đề cương nghiên cứu của thí sinh (xem mục 4.3).
– 08 bản sao (sao chụp trang bìa, trang mục lục và nội dung bài báo hoặc báo cáo khoa học) các bài báo hoặc báo cáo khoa học liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành (đóng thành tập, có bản kê khai danh mục ở trang bìa).
– 01 bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định.
– 04 ảnh 3×4, nền trắng, ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh sau ảnh.
– 01 giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của Bệnh viện đa khoa.
– 01 bản sao các giấy tờ hợp pháp (có công chứng) về đối tượng ưu tiên (nếu có).
6. Cách thức xét tuyển
6.1. Xét tuyển thí sinh
Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển và đánh giá việc trình bày, vấn đáp của thí sinh theo thang điểm 100. Điểm đánh giá các nội dung gồm: (a) điểm đánh giá văn bằng và kết quả đào tạo: 20 điểm; (b) điểm đánh giá bài báo hay công trình khoa học: 30 điểm; (c) điểm đánh giá ý kiến nhận xét và ủng hộ thí sinh trong thư giới thiệu: 10 điểm và (d) điểm đánh chất lượng đề cương nghiên cứu nghiên cứu và phần trình bày của thí sinh: 40 điểm. Thí sinh được xếp loại đạt nếu điểm mỗi nội dung đạt từ 50 trở lên.
6.2. Nội dung đánh giá:
a. Điểm đánh giá văn bằng và kết quả đào tạo: 20 điểm, dựa trên:
– Điểm trung bình các môn học.
– Điểm bảo vệ luận văn thạc sĩ (nếu có).
b. Điểm đánh giá bài báo hay báo cáo khoa học: 30 điểm, dựa trên:
– Tính phù hợp với nội dung đề cương nghiên cứu của thí sinh.
– Tính sáng tạo của nội dung bài viết.
– Khả năng khái quát vấn đề lý thuyết có liên quan.
c. Điểm đánh giá dựa trên ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong thư giới thiệu: 10 điểm.
d. Điểm đánh giá chất lượng đề cương nghiên cứu và phần trình bày, vấn đáp của thí sinh: 40 điểm, dựa trên:
– Chất lượng đề cương nghiên cứu:
+ Tính cấp thiết (hay ý nghĩa) của đề tài nghiên cứu.
+ Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện.
+ Hiệu quả dự kiến của đề tài, tính khả thi của đề tài.
+ Tính sáng tạo của đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu.
– Phần trình bày và vấn đáp của thí sinh:
+ Về kiến thức: Sự am hiểu của thí sinh về vấn đề nghiên cứu, sự rõ ràng về ý tưởng đối với các mong muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.
+ Về khả năng thực hiện nghiên cứu: Tính khả thi trong phương pháp nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu.
Về tư chất cần có của một Nghiên cứu sinh: Bao gồm tính nghiêm túc của mục đích theo học chương trình đào tạo tiến sĩ: Sự ham hiểu biết; tính sáng tạo; tính tiếp thu cái mới, sự chín chắn, sự nhiệt tình, sự tự tin, khả năng sắp xếp công việc, tính kiên định…
7. Kế hoạch tuyển sinh
– Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 16/7/2018 đến 16h00’ ngày 15/10/2018.
– Thời gian xét tuyển: Dự kiến vào cuối tháng 10/2018 tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
8. Địa chỉ liên hệ
– Địa chỉ: Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học – Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương – 46 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
– Số điện thoại: (024) 3.8262720.
– Website:http//www.viennghiencuuthuongmai.com.vn.
Theo moit.gov.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024