Vai trò của đề án điểm trong hoạt động khuyến công
Sau hơn 5 năm thực hiện các đề án Khuyến công quốc gia điểm đối với 1 số ngành hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Đặng Quang Thiện – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) về kết quả thực hiện nhiệm vụ này.
T/g: Xin chào ông Đặng Quang Thiện, xin ông cho biết kết quả thực hiện các đề án KCQG điểm của Trung tâm 1 trong thời gian vừa qua?
Ông Đặng Quang Thiện: Kết quả việc thực hiện các đề án KCQG điểm trong giai đoạn này được thể hiện tại các thông số sau:
Số đề án KCQG điểm do Trung tâm 1 triển khai trong giai đoạn 2021-2023 là 03 đề án.
Hình ảnh ông Đặng Quang Thiện tại Hội nghị tổng kết.
Tổng kinh phí thực hiện: 232.908 triệu đồng (tăng 28,01 % so với tổng kinh phí thực hiện các đề án khuyến công điểm trong giai đoạn 2018-2020).
Tổng số cơ sở CNTT được hỗ trợ từ các đề án điểm: 145 cơ sở (chiếm 26,7% trên tổng số 236 cơ sở được hỗ trợ trong giai đoạn 2021-2023 và nhiều hơn 82 cơ sở so với giai đoạn 2018-2020).
Số nội dung hoạt động khuyến công triển khai là 05 loại hình (Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến; Tổ chức các hội nghị, hội thảo; Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực; Hỗ trợ thuê tư vấn trợ giúp các cơ sở CNNT nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh).
Số lao động được tạo việc làm mới thông qua việc thực hiện các đề án điểm là 373 người.
Số Hội nghị/Hội thảo được tổ chức là 03 Hội nghị/Hội thảo với sự tham gia của 420 đại biểu).
Địa bàn triển khai: 12/28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, bao gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Bình.
Các đề án điểm do Trung tâm triển khai đảm bảo đúng các tiêu chí của đề án điểm về quy mô, kinh phí, nội dung, địa bàn triển khai và thời gian thực hiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công; đã có sự tăng trưởng rõ rệt cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả so với việc thực hiện các đề án riêng lẻ đối với các ngành Dệt may, Cơ khí và Chế biến lâm sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Hình ảnh tại Hội nghị tổng kết thực hiện đề án điểm giai đoạn 2021-2023 do Trung tâm 1 thực hiện
T/g: Xin ông có thể đánh giá các mặt được và tồn tại trong quá trình thực hiện các đề án điểm?
Ông Đặng Quang Thiện: Về mặt được, thứ nhất là đối với các cơ sở CNNT:
Các đề án điểm do Trung tâm triển khai trong giai đoạn này có lượng kinh phí khá lớn (chiếm 64,7% tổng kinh phí KCQG do Trung tâm 1 thực hiện); các đề án này đã tạo ra “cú huých” đủ mạnh đối với việc thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở CNNT sản xuất các mặt hàng trong ngành Dệt May; Cơ khí; Gỗ tre nứa (Lâm sản) trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc;
Hình ảnh nghiệm thu nội dưung ứng dụng MMTB hiện đại tại 1 cơ sở CNNT thụ hưởng đề án điểm ngành Cơ khí
Các đề án đã giúp các cơ sở CNNT trên địa bàn được tiếp cận với các công nghệ mới; máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp với trình độ sản xuất từ đó giúp nâng cao hiệu quả đầu tư cho các cơ sở CNNT khi họ đầu tư đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị; đặc biệt là giúp các cơ sở CNNT tiếp cận dần với việc “chuyển đổi số” trong sản xuất, kinh doanh;
Các đề án đã giúp các cơ sở CNNT trên địa bàn có được các cơ hội giao thương trao đổi hàng hóa; học tập kinh nghiệm trong quản lý điều hành sản xuất và trong xúc tiến tiêu thụ sản phẩm;
Các đề án điểm do Trung tâm triển khai trong giai đoạn vừa qua đã lồng ghép được với một số nội dung đề án khác cũng do Trung tâm thực hiện, qua đó giúp các cơ sở CNNT trên địa bàn được tiếp cận với các công cụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hiện đại (5S, Kaizen, TPM…); giúp các cơ sở CNNT trên địa bàn cải tiến về mẫu mã, bao bì nhãn mác sản phẩm, thúc đẩy tuyên truyền quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở CNNT áp dụng được các công cụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hiện đại một cách hợp lý, hiệu quả vào ngay trong công tác quản lý, điều hành cho cơ sở của mình đồng thời giúp sản phẩm của các cơ sở CNNT đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua những mẫu mã, bao bì nhãn mác sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu hiện nay;
Kinh phí KCQG hỗ trợ cho các cơ sở CNNT so với tổng kinh phí các cơ sở CNNT đầu tư chiếm tỷ lệ không nhỏ (gần 23,8%); điều này góp phần động viên, thúc đẩy các cơ sở CNNT mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai là đối với các địa phương:
Góp phần giúp các địa phương phát huy hơn nữa các thế mạnh trong sản xuất CN-TTCN đồng thời góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói chung và đối với các ngành Dệt may; Cơ khí; Gỗ tre nứa nói riêng (đây là 3 ngành hàng có thế mạnh có các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc);
Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu về lao động, việc làm và thu nhập của người dân ở các vùng nông thôn; việc chuyển dịch này đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Thứ ba là đối với Trung tâm 1 và Trung tâm Khuyến công các tỉnh:
Thông qua việc thực hiện các đề án điểm đã giúp Trung tâm 1 và Trung tâm Khuyến công các tỉnh tăng cường việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, tạo các mối liên kết vùng trong hoạt động Khuyến công;
Khi triển khai thực hiện các đề án điểm đòi hỏi Trung tâm 1 phải có cách tiếp cận mới với các cơ sở CNNT bắt đầu từ khâu khảo sát, đánh giá, xây dựng đề án đến tổ chức thực hiện; điều này đã làm tăng tính chủ động cho Trung tâm 1 trong việc khảo sát, lựa chọn các nội dung, các đối tượng thụ hưởng để đưa vào hỗ trợ đảm bảo tính hiệu quả, tính vùng miền, tính liên thông của các đề án. Điều này cũng giúp Trung tâm 1 và Trung tâm KC các tỉnh gắn bó hơn nữa với các cơ sở CNNT, đây là tiền đề để triển khai các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng các cơ sở CNNT trong giai đoạn tiếp theo với nhiều thay đổi về cơ chế chính sách, với nhiều cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực sự bước vào việc thực hiện các Hiệp định tự do thương mại với các đối tác;
Thông qua việc thực hiện các đề án điểm đã giúp Trung tâm 1 và Trung tâm Khuyến công các tỉnh nâng cao năng lực thực hiện trong hoạt động Khuyến công; đồng thời giúp cán bộ khuyến công trực tiếp thực hiện đề án nâng cao năng lực chuyên môn. Từ đó thúc đẩy việc thực hiện các chương trình, đề án khuyến công ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn;
Nâng cao vai trò đối với các cơ sở CNNT trên địa bàn; đồng thời khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí Trung tâm Khuyến công vùng và tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa Trung tâm 1 với Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có những tồn tại hạn chế sau:
Đây là các đề án khuyến công điểm, các đề án được tổ chức trên địa bàn rộng, có quy mô, do đó khâu khảo sát, đánh giá, tổ chức thực hiện yêu cầu phải tốn nhiều thời gian, nhân lực thực hiện điều này gây khó khăn không nhỏ cho Trung tâm 1 trong giai đoạn hiện tại;
Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên Trung tâm đã phải điều chỉnh một số nội dung và đơn vị thụ hưởng trong các đề án;
Chưa triển khai được các ngành thế mạnh khác của các tỉnh, thành phố trong khu vực; Độ phủ của các đề án tới các địa bàn chưa cao, mới chỉ triển khai thực hiện trên địa bàn 12/28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc;
Đối với đề án điểm ngành Dệt may mới chỉ tập trung hỗ trợ nhiều cho các cơ sở CNNT sản xuất hàng may mặc; chưa triển khai hỗ trợ được nhiều các cơ sở CNNT trong lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm (do các cơ sở CNNT là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất sợi, dệt, nhuộm);
Cơ sở dữ liệu, thông tin về nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí KCQG cũng như tình hình đầu tư phát triển sản xuất của các cơ sở CNNT trên địa bàn các tinh, thành phố khu vực phía Bắc còn chưa được cập nhập, nắm bắt kịp thời.
T/g: Xin ông có thể cho biết về định hướng của Trung tâm 1 trong thời gian tới trong việc thực hiện các đề án KCQG điểm?
Ông Đặng Quang Thiện: Tiếp tục đổi mới để thực hiện đề án khuyến công điểm đối với các ngành Dệt may; Cơ khí; Gỗ tre nứa trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở CNNT mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ (đặc biệt là công nghệ xanh) và mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mang tính tự động hóa cao:
+ Đối với đề án khuyến công điểm ngành Dệt may: Quan tâm, ưu tiên hỗ trợ các cơ sở CNNT trong lĩnh vực sản xuất sợi, dệt và nhuộm vải; các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ ngành Dệt may;
+ Đối với đề án khuyến công điểm ngành Cơ khí: Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư máy móc thiết bị có tính tự động hóa cao để sản xuất ra các sản phẩm cơ khí chính xác; các đơn vị chế tạo, lắp ráp máy móc thiết bị phục vụ chế biến nông lâm thủy sản và phục vụ các ngành công nghiệp khác;
+ Đối với đề án khuyến công điểm ngành Chế biến gỗ, tre nứa: Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, chế biến sâu các mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
Trung tâm 1 sẽ đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung hoạt động khuyến công khác với việc thực hiện các đề án điểm; đẩy mạnh kết nối cho các cơ sở CNNT thụ hưởng các đề án điểm với nhau và với các cơ quan có liên quan nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện các đề án khuyến công điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố;
Trung tâm tiếp tục nghiên cứu, khảo sát mở rộng việc triển khai các đề án điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, ưu tiên các tỉnh trung du, miền núi;
Trung tâm 1 sẽ tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường sự liên kết, phối hợp với Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố trên địa bàn để kịp thời nắm bắt được cơ sở dữ liệu, thông tin về nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí KCQG cũng như tình hình đầu tư phát triển sản xuất của các cơ sở CNNT trên địa bàn từ đó xây dựng và triển khai các đề án Khuyến công điểm phù hợp, hiệu quả;
Trung tâm 1 sẽ nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xây dựng đề án điểm nhằm tăng cường năng lực kết nối cho Trung tâm trở thành nơi cập nhật, giới thiệu, trưng bày và chuyển giao các đổi mới, sáng tạo về công nghệ sản xuất hiện đại, thiết bị máy móc tiên tiến, mô hình áp dụng “chuyển đổi số”, … trong sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu, khả năng của các cơ sở CNNT trên địa bàn;
Trung tâm 1 sẽ tăng cường nhân lực, phương tiện cũng như đẩy mạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện các chương trình, đề án KCQG điểm ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
T/g: Với những định hướng trên, ông có đề xuất, kiến nghị gì đối với các cấp có liên quan?
Ông Đặng Quang Thiện: Để thực hiện tốt các đề án điểm trong thời gian tới, Trung tâm 1 có một số kiến nghị:
Thứ nhất, kiến nghị Cục CTĐP đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về khuyến công (sửa đổi Nghị định 45/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan) để tổ chức triển khai có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn nữa các đề án khuyến công điểm trong giai đoạn tới;
Thứ hai là kiến nghị Cục CTĐP đặc biệt quan tâm tạo điều kiện về cơ chế chính sách để Trung tâm 1 thực hiện đề án điểm nhằm tăng cường năng lực kết nối cho Trung tâm 1 trở thành nơi cập nhật, giới thiệu, trưng bày và chuyển giao các đổi mới, sáng tạo về công nghệ sản xuất hiện đại, thiết bị máy móc tiên tiến, mô hình áp dụng “chuyển đổi số”,… trong sản xuất kinh doanh cho các cơ sở CNNT trên địa bàn; kết hợp để phát huy tối đa công năng của Tòa nhà 9 tầng thuộc dự án “Xây dựng Trụ sở và khu chức năng của Trung tâm 1” khi hoàn thành và đưa vào sử dụng;
Thứ ba, Trung tâm 1 kiến nghị Cục CTĐP tiếp tục ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí KCQG trong giai đoạn tiếp theo cho các đề án khuyến công điểm;
Cuối cùng, Trung tâm 1 kiến nghị Cục CTĐP tiếp tục quan tâm, đề xuất cấp trên tạo điều kiện tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, cũng như nguồn nhân lực cho Trung tâm 1 nhằm đáp ứng tốt hơn nữa việc thực hiện hoạt động khuyến công nói chung và thực hiện các đề án khuyến công điểm nói riêng.
T/g: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thực hiện: Hiển Bùi
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024