Tương lai của ngành in vải, sợi là kỹ thuật số – thành công của các nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam
Trước những diễn biến phức tạp xảy ra trên diện rộng, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất toàn cầu nói chung và nước ta nói riêng. Ngành sản xuất hàng May mặc ở nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, vận tải đường biển ách tắc…Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thách thức lại là cơ hội đối với ngành sản xuất may mặc khi số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, với hy vọng sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 dần được tiêm đại trà trên toàn thế giới. Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng những cơ hội thị trường sẽ giúp ngành vượt qua khó khăn, từng bước tìm lại đơn hàng, doanh thu và tăng trưởng hơn giai đoạn trước khi dịch bùng phát. Đến thời điểm hiện nay yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng trong thị trường ngày nay là tốc độ. điều họ ưa chuộng là liên tục thay đổi lựa chọn về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu vải trong các sản phẩm may mặc mà họ mua. Và đối với nhà sản xuất hàng may mặc điều này có nghĩa là tốc độ.
Thiết bị in thủ công hiện có tại Công ty
Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, Công ty cổ phần HQ Printing đã đã xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm máy in tự động hiệu Fabro 20 đầu in của Thổ Nhỹ Kỳ nhắm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng lớn và tiến độ giao hàng. Công nghệ in vải, sợi kỹ thuật số của công ty chuẩn bị đầu tư “Quy trình in kỹ thuật số chỉ mất vài giờ,” do đó khách hàng có thể nhận được sản phẩm chỉ sau khoảng 10 đến 15 ngày đặt hàng – và công ty cũng có thể vận chuyển các sản phẩm đặt theo yêu cầu, vì công ty không mất thời gian tạo ra các màng phim. Nếu so sánh, riêng quy trình in vải truyền thống đã có thể mất tới 30 ngày tùy thuộc vào loại quy trình in và màu sắc của quần áo. Đối với in vải trực tiếp, quy trình bao gồm chuẩn bị mặt in và in các lớp màu khác nhau, trước khi chuẩn bị và cắt vải cho lô hàng. Sau khi tập hợp đơn đặt hàng, có thể mất một đến hai tháng trước khi khách hàng nhận được đơn hàng.
Máy in tự động Công ty dự kiến đầu tư
Trong qua trình chuẩn bị đầu tư, Công ty cũng đã chủ động liên hệ, tiếp cận với chương trình Khuyến công của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1). Sau khi trao đổi, làm việc và thu thập thông tin, hồ sơ của Công ty thì Trung tâm 1 đã đề xuất Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương xem xét hỗ trợ Công ty trong việc đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia năm 2021. Đề xuất này của Công ty đã được Bộ Công Thương chấp thuận tại Quyết định số 3536/QĐ-BCT ngày 30/12/2020. Hy vọng rằng với sự hỗ trợ này, khi Công ty đầu tư xong máy in tự động sẽ giúp Công ty nâng cao chất lượng, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; từ đó giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ phụ trợ ngành may mặc nói chung và nâng cao lợi nhuận cho Công ty nói riêng.
Thực hiện: Minh Hiển – IPC1
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia