Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN 1 đồng hành cùng CSCNNT thực hiện chuyển đổi số
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra, rõ nét nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, thương mại, du lịch. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn đang sôi động ở các doanh nghiệp lớn, chưa phát triển đến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên lĩnh vực công nghiệp nông thôn, với xuất phát điểm thấp, chuyển đổi số đã và đang là khái niệm xa xỉ đối với hầu hết cơ sở công nghiệp nông thôn (CSCNNT). Do đặc thù cách thức kinh doanh của đa phần CSCNNT có nhiều sản phẩm không cần phải đưa lên “online”, bản thân CSCNNT cũng không có đủ nguồn lực để chuyển đổi số, hay ngay cả khi CSCNNT muốn chuyển đổi số cũng không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Vậy liệu chuyển đổi số có cần thiết cho CSCNNT trong bối cảnh hiện nay hay không. Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra cho chính CSCNNT mà còn là bài toán cần có lời giải đối với các cấp, các ngành trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm rõ hơn nội dung này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Việt Thái, Chuyên viên Phòng Tư vấn – Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN 1 (Trung tâm 1) là một trong những cán bộ nòng cốt của Trung tâm 1 phối hợp với các chuyên gia tư vấn về thực hiện chuyển đổi số cho các CSCNNT trong thời gian qua.
PV: Xin chào ông, thưa ông tôi được biết trong 02 năm qua Trung tâm 1 đã và đang làm rất tốt chương trình chuyển đổi số cho các CSCNNT trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Vậy ông có thể cho tôi biết để đồng hành cùng các CSCNNT trong việc thực hiện chuyển đổi số, hỗ trợ CSCNNT phát triển một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua Trung tâm 1 đã có những hoạt động gì để hỗ trợ?
Ông Nguyễn Việt Thái: Trong 02 năm qua để đồng hành cùng các CSCNNT Trung tâm 1 đã thực hiện một loạt các hoạt động như:
+ Tuyên truyền, cung cấp thông tin về các lợi ích của việc chuyển đổi số;
+ Hỗ trợ tư vấn xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với từng cơ sở;
+ Hỗ trợ tư vấn số hoá thông tin và hình ảnh dưới dạng 2D và 3D các sản phẩm; Tạo gian trưng bày ảo các sản phẩm dưới dạng hình ảnh 3D/3600.
+ Phối hợp với Sở Công thương các tỉnh tổ chức Hội nghị, Hội thảo về chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và những cán bộ làm công tác khuyến công một số tỉnh trên địa bàn như Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Kạn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Tuyên Quang…Nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ảnh: Ông Nguyễn Việt Thái – Trung tâm 1 đồng hành cùng doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
PV: Theo ông Chuyển đổi số có phải là chuyện riêng của các doanh nghiệp công nghệ số và là công việc của đội ngũ IT có chính xác không?
Ông Nguyễn Việt Thái: Không phải. Chuyển đổi số là câu chuyện chung của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt ngành, nghề. Chuyển đổi số là sân chơi của tất cả doanh nghiệp mà ở đó bất kỳ ai đủ nhanh nhạy đều có thể nắm được thời cơ. Doanh nghiệp công nghệ số hay đội ngũ IT chỉ là một phần nhỏ, là những người tạo ra công nghệ số hoặc tư vấn ứng dụng công nghệ số. Vì vậy, chuyển đổi số không phải công việc của riêng một bộ phận nào hay từ phía lãnh đạo mà cần sự tham gia và gắn kết của toàn bộ nhân sự trong tổ chức. Việc nâng cao năng lực số cho toàn bộ nhân sự – với sự dẫn dắt của các nhân sự được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin – là điều cần thiết.
PV: Thưa ông, hiện nay có rất nhiều CSCNNT họ sợ phải thực hiện chuyển đổi số vì họ nghĩ rằng, chuyển đổi số là phải làm thêm những việc mới, điều đó có chính xác không?
Ông Nguyễn Việt Thái: Có rất nhiều Doanh nghiệp khi chúng tôi tiếp xúc và tuyên truyền họ đều có những suy nghĩ như vậy, nhưng trong quá trình trao đổi chúng tôi đều phải giải thích cho họ hiểu. Chúng tôi luôn nhấn mạnh chuyển đổi số không phải là thêm những việc mới mà ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có. Thông thường, tin học hóa không làm thay đổi quy trình đã có hoặc mô hình hoạt động đã có. Khi tin học hóa ở mức cao, dẫn đến thay đổi quy trình hoặc thay đổi mô hình hoạt động, thì gọi là chuyển đổi số.
PV: Theo ông khó khăn và thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là gì?
Ông Nguyễn Việt Thái: Chuyển đổi số giờ đây đã trở thành một khái niệm phổ biến. Tuy nhiên, có một thực tế là không nhiều người hiểu được bản chất của chuyển đổi số là gì? Do đó, để chuyển đổi số thành công, bên cạnh các yếu tố về công nghệ, trước hết cần “chuyển đổi nhận thức” trước khi hành động.
Vì vậy, theo tôi khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.
PV: Thưa ông Chuyển đổi số đã và đang tác động toàn diện tới các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ và con người. Vậy trong quá trình thực hiện chuyển đổi số cho CSCNNT những người làm công tác khuyến công cần có chiến lược gì để đồng hành cùng doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Việt Thái: Trước tiên những người làm công tác khuyến công phải phối hợp cùng với các chuyên gia về chuyển đổi số tư vấn cho các cơ sở CNNT tham gia chương trình xây dựng được lộ trình chuyển đổi số phù hợp và lựa chọn ứng dụng các giải pháp phù hợp với chiến lược kinh doanh và phát triển của mỗi cơ sở CNNT, đồng thời các cơ sở CNNT phải nhận thưc được công tác chuyển đổi số là một hành trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, bao gồm nhiều bước. Vì vậy, cần có tầm nhìn xa nhưng chia mục tiêu và lộ trình thành nhiều phần nhỏ, bước nhỏ để thực hiện. Không nên phức tạp hóa, trìu tượng hóa, nhưng cũng không được đơn giản hóa chuyển đổi số, các yếu tố tác động đến chuyển đổi số có sự liên quan mật thiết và tác động đen xen, phức tạp.
P.V: Xin cảm ơn Ông!
Thực hiện: Phạm Trang –IPC1
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia