Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đẩy mạnh nội dung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Nhân Kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2021) thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2021) trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ảnh: Đồng chí Đặng Quang Thiện Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
Tại Trụ sở Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm), chúng tôi có buổi trò chuyện với Ông Đặng Quang Thiện – Phó Giám đốc Trung tâm về việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh đại dịch COVID-19 .
Hỏi: Xin chào ông, xin ông cho biết sự đồng hành của Trung tâm trong việc xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật với hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại mang tính tự động hóa cao, việc này đã giúp cho các doanh nghiệp tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm,… vậy xin ông cho biết đây có phải xu hướng được đẩy mạnh trong thời gian tới ?
Trả lời: Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Cục Công Thương địa phương, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới/ sản xuất ra sản phẩm mới; trong đó ưu tiên các mô hình trong lĩnh vực chế biến nông – lâm – thủy – sản, Cơ khí, Dệt may và các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Việc các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất lao động, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giảm giá thành. Đây chính là xu hướng, ưu tiên trong hoạt động khuyến công của Trung tâm khuyến công Vùng. Đặc biệt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của xã hội, chính vì thế trong những năm vừa qua Trung tâm đã luôn đẩy mạnh nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, để từ đó phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm mới.
Hỏi: Ông có thể cho biết mô hình TDKT tiêu biểu mà Trung tâm đã đồng hành cùng các doanh nghiệp trong thời gian qua?
Trả lời: Với định hướng trong hoạt động khuyến công là tập chung phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực cũng như của từng tỉnh. Đối với lĩnh vực sản xuất cơ khí thì Thái Nguyên là một trong những cái nôi của ngành cơ khí – luyện kim Việt Nam, chính vì thế năm 2020, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên tổ chức xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đúc các sản phẩm cơ khí phục vụ xuất khẩu tại Công ty cổ phần đúc Thái Nguyên (CCN Cao Ngạn, Thành phố Thái Nguyên). Đây là mô hình, mà trong đó doanh nghiệp đã đầu tư ứng dụng dây chuyền đúc các sản phẩm cơ khí bằng khuôn cát tươi tự động; với công nghệ làm mẫu tiên tiến nên đúc bằng khuôn cát tươi tự động đã cho ra sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, kích thước lớn (sản phẩm nắp hố ga, song chắn rác,… có đường kính lên đến 1,1m), có khả năng tái sinh đến 95% lượng cát cho sản xuất, không phát sinh nước thải trong sản xuất,…
Hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu sang Hàn Quốc và một số nước châu Âu.
Hỏi: Trong năm 2021, với những khó khăn của nền kinh tế cũng như đại dịch COVID-19 bùng phát. Vậy, Trung tâm đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và thách thức như thế nào?
Trả lời: Thực tế cho chúng ta biết, năm 2021 với đầy những khó khăn và thách thức, nhất là sự bùng phát, lây lan mạnh dịch bệnh Covid-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra những gián đoạn trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng. Với các rủi ro như tấn công mạng bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu, rủi ro về khả năng phục hồi của các nhà cung cấp dịch vụ chính, chậm tiến độ dự án đầu tư, giảm khả năng duy trì mức độ cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đứng trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra, Trung tâm đã chủ động thực hiện việc liên hệ, trao đổi với các doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến công năm 2021 qua các nền tảng công nghệ để kịp thời nắm bắt được tiến độ triển khai, thực hiện cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra Trung tâm cũng đã phối kết hợp với Trung tâm Công nghệ tích hợp đa ngành Trường Đại học kỹ thuật công nghệ, Đại học Quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong việc tổ chức sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc xây dựng lịch trình làm việc tại chỗ theo tuần, tháng dựa vào dự báo công việc, và lịch thay đổi, thiết lập giờ làm việc từng phòng ban, xưởng sản xuất. Trong trường hợp phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 thì xác định rõ các vai trò công việc: cần quay trở lại văn phòng ngay, hay tạm nghỉ hoặc tiếp tục làm việc từ xa, thiết lập lịch trình quay trở lại làm việc ở cấp độ nhân viên theo từng khu vực, thành lập đội quản lý sự cố, công cụ và quy trình hỗ trợ.
Hỏi: Trước tình hình khó khăn của đại dịch COVID-19 thì kế hoạch triển khai hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp của Trung tâm thế nào?
Trả lời: Trên cơ sở đúc rút từ thực tiễn, Trung tâm phối hợp với Trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường xây dựng các bước công việc triển khai hỗ trợ chuyển đổi số cho đối tượng là cơ sở công nghiệp nông thôn, gồm 5 bước cơ bản:
– Xác định mong muốn, nhu cầu của DN;
– Khảo sát thực tế, thu thập thông tin, dữ liệu;
– Xây dựng phần mềm phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp;
– Đào tạo, chuyển giao phần mềm;
– Đánh giá hiệu quả sử dụng.
Trong giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn và các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các tỉnh biên giới, vùng sâu vùng xa, có nhiều hoạt động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để áp dụng hỗ trợ chuyển đổi số, sau khi áp dụng thành công sẽ là mô hình nâng nhân rộng ra các đối tượng khác.
Xin cảm ơn ông!
Hải Anh – IPC1
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024