13/11/2017
Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất hàng may mặc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Thực hiện Quyết định số 71/QĐ-CNĐP ngày 17/8/2017 của Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (nay là Cục Công Thương địa phương) về việc giao nhiệm vụ triển khai đề án khuyến công quốc gia năm 2017, từ ngày 06/10/2017 đến ngày 04/11/2017 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nghệ An tổ chức 05 lớp (5 ngày/lớp) đào tạo nâng cao năng lực quản lý sản xuất cho các cơ sở CNNT sản xuất hàng may mặc với tổng số 200 học viên là cán bộ quản lý các cấp tại Công TNHH Thương mại Phú Linh, xóm 2 Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An và Công ty TNHH thương mại may Thành Đạt, Xóm 4, Xã Diễn Cát, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An.

Ông Võ Văn Phúc – Phó GĐ Trung tâm Khuyến công và TVPT công nghiệp Nghệ An phát biểu khai giảng khóa học
Sau khi đánh giá nhanh tại xưởng sản xuất, các giảng viên của chương trình đã trao đổi với học viên về thực trang công tác điều hành sản xuất tại các cơ sở CNNT sản xuất hàng may mặc nói chung và tại 02 công ty nói riêng. Qua đó, giảng viên đã truyền đạt các kiến thức cập nhật, bổ sung về triển khai dây chuyền sản xuất hiệu quả; quản lý chất lượng sản phẩm may; một số nguyên tắc, công cụ và biện pháp giảm lãng phí, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm trong sản xuất hàng may mặc; văn hóa doanh nghiệp; nghệ thuật quản lý đối với đơn vị sản xuất hàng may mặc; các kỹ năng mềm cho đội ngũ quản lý sản xuất. Trong quá trình đào tạo các học viên rất hào hứng trao đổi với giảng viên và đã được các giảng viên tận tình chia sẻ, tư vấn các giải pháp thực tiễn để giải quyết các vướng mắc.

Ông Tăng Hồng Ngôn – Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phú Linh
phát biểu tại buổi khai giảng lớp học
Đến nay các lớp học đã kết thúc, với sự hướng dẫn nhiệt tình của các giáo viên. Số học viên sau khi được đào tạo đã nắm rõ hơn nguyên tắc để hoạt động và tăng năng suất, mang lại hiệu quả trong sản xuất. Đây là điều rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nó sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh ngày một tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững hơn. Đặc biệt sẽ tạo thêm thu nhập cho người lao động tham gia sản xuất tại Công ty.

Toàn cảnh lớp học
Mặc dù số tiền hỗ trợ đào tạo là không nhiều nhưng đã thể hiện được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện Diễn Châu nói riêng. Đại diện Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị với các cấp các ngành Trung ương và địa phương quan tâm đến các doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn được hưởng nhiều chính sách từ hoạt động khuyến công./.
Thực hiện: Đặng Mận – Phòng Khuyến công
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Khuyến công Lạng Sơn: Tăng vị thế cây quế, cây hồi
Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
Cục Công Thương địa phương: Thống nhất phân bổ dự toán kinh phí năm 2022
Khuyến công Thanh Hoá: Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Bộ Công Thương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025
Khuyến công Thái Bình: Nhiều chương trình, dự án đang phát huy hiệu quả
Thanh Hoá: Phát huy hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công
Mời tham dự Chương trình “Tuần hàng Việt Nam tại Anh 2022”
Công ty TNHH Chế tạo Máy Lập Huy: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất và chế tạo các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành xây dựng