21/09/2023

Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn – xu thế tất yếu đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải, trung hòa carbon vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26, tiết kiệm năng lượng đã trở thành nhu cầu tự thân của doanh nghiệp trước những mong muốn của người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm xanh hơn.

Theo các doanh nghiệp, việc quản lý năng lượng hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, mang lại giá trị kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững môi trường, giảm thải carbon.

Theo Bộ Công Thương đánh giá, ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30 – 35%. Vì vậy, việc các doanh nghiệp sản xuất cần phải tăng cường triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Các cơ sở công nghiệp nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế này.

tietkiemxuthe1

Hình ảnh tại Hội thảo Tư vấn nâng cao nhận thức về TKNL và SXSH cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra một số ý kiến để có thể giải bài toán tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Về phía các cơ sở công nghiệp nghiệp nông thôn ở nước ta cần triển khai các giải pháp sau:

– Trước tiên, chủ các cơ sở công nghiệp nghiệp nông thôn phải nhận thức được đây là vấn đề tất yếu và là sống còn của cơ sở mình; từ đó tuyên truyền cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên của sở mình; cùng nhau triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn;

– Tiếp đến các cơ sở cần phải cải tiến trang thiết bị hay đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo, tái sử dụng nguồn nhiệt thải,… là cách nhiều doanh nghiệp ứng phó với chi phí điện, nhiên liệu tăng cao hiện nay;

– Cần xác định và chủ động thực hiện các giải pháp như bố trí ca làm việc vào giờ thấp điểm, tận dụng công nhân bảo dưỡng, vệ sinh máy móc nhà xưởng, cũng như tối ưu hóa các công đoạn sản xuất nhằm tạo thêm nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp;

– Không chỉ tiết kiệm điện, với đà tăng của giá xăng dầu, các cơ sở cần mạnh dạn tái cơ cấu sản xuất để hạn chế chi phí sử dụng nhiên liệu từ xăng dầu cần thay đổi quy trình sản xuất, máy móc, công nghệ, đặc biệt là tận dụng những công nghệ ít sử dụng tiêu hao năng lượng, thậm chí tính toán phương án vận chuyển hai chiều để không lãng phí; đẩy mạnh liên doanh, liên kết để tận dụng lợi thế của nhau nhằm tiết giảm chi phí xăng dầu;

Còn về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần triển khai các giải pháp sau:

– Cần xây dựng và ban hành các cơ chế kịp thời khuyến khích, thúc đẩy tạo động lực cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ vào tối ưu tiết kiệm năng lượng;

– Các cơ quan quản lý cần tăng cường sự giám sát, phân tích đo lường hiệu quả;

– Điều chỉnh, bổ sung đối tượng cơ sở công nghiệp nông thôn/Doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đối tượng điều chỉnh của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

– Cần phát triển nguồn nhân lực (quản lý viên năng lượng và kiểm toán viên năng lượng) phục vụ các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm chưa theo kịp các yêu cầu phát triển của thị trường.

Thực hiện: Hiển Bùi