Tiếp sức khởi nghiệp và sáng tạo thành công là trách nhiệm
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Khởi nghiệp và sáng tạo” là động cơ để phát triển nền kinh tế bền vững. Thúc đẩy, hậu thuẫn, tiếp sức cho khởi nghiệp sáng tạo thành công phải coi là trách nhiệm với xã hội, với đất nước và dân tộc.
Theo một số khảo sát quốc tế, tại Việt Nam cứ 03 thanh niên trong tuổi độ tuổi từ 18 đến 35 thì có một 01 người khởi nghiệp. Những năm vừa qua, Việt Nam luôn nằm trong top 20 nền kinh tế trên thế giới dẫn đầu về tinh thần khởi nghiệp, với tỷ lệ khoảng 75% người Việt Nam trưởng thành có ước mơ trở thành doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã phát động Chương trình quốc gia khởi nghiệp và sáng tạo.
Phát động Chương trình khởi nghiệp quốc gian năm 2019
Chương trình Khởi nghiệp quốc gia năm 2019 đã chính thức được phát động ngày 18/01/2019 nhằm tạo cơ hội cho giới trẻ và sinh viên Việt Nam lập ra những dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn, nêu cao tinh thần nghiệp chủ trong thanh niên, sinh viên, phát huy vai trò xung kích của các doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.Phát biểu tại Fesstival khởi nghiệp năm 2019 diễn ra ở Hà Nội ngày 18/01, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: VCCI đã đi tiên phong trong hành trình thắp lửa khởi nghiệp và sáng tạo tại Việt Nam. Từ cách đây hơn 20 năm, VCCI đã triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chương trình Khởi sự và phát triển doanh nghiệp (SIYB) với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). VCCI còn là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng hệ sinh thái và mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp, tiến hành kết nối các Bộ, ngành, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các trường đại học, các địa phương, nhà tư vấn, các tổ chức đào tạo, quỹ đầu tư và các doanh nhân… để dẫn dắt và hỗ trợ khởi nghiệp. Từ phong trào nêu trên, đã có hàng vạn thanh niên Việt Nam tham gia khởi nghiệp với hàng nghìn dự án khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ra đời và trưởng thành trên thương trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình khởi nghiệp quốc gia năm 2019 đã nhận được 250 dự án đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo từ cấp cơ sở, do 37 trường đại học và 27 tỉnh/thành phố gửi về tham dự, trong đó có những dự án khởi nghiệp được gửi từ các đơn vị ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Điều này cho thấy, tinh thần khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa, bao trùm tới cả các vùng miền núi, vùng xa, không kém phần sôi động so với các vùng đô thị hay vùng đồng bằng. Ngoài các lĩnh vực truyền thống, nhiều dự án khởi nghiệp năm 2019 còn tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt có những dự án thuộc nhóm lĩnh vực công nghiệp 4.0. Những tín hiệu này cho thấy, tư duy khởi sự kinh doanh của các nhà khởi nghiệp trẻ Việt Nam đang có bước tiếp cận và nắm bắt kịp với xu thế phát triển toàn cầu.
Đặc biệt, các dự án khởi nghiệp sáng tạo tham dự Chương trình khởi nghiệp quốc gia 2019 được đánh giá có tính thực tiễn khá cao. Trong đó, có khoảng 40% dự án tham gia tại các cuộc thi khởi nghiệp ở cơ sở đã được triển khai và thành lập doanh nghiệp; năm (05) trong số sáu (06) dự án khởi nghiệp đoạt giải đã được triển khai cùng các doanh nghiệp và một số sinh viên đã chính thức trở thành doanh nhân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Điều quan trọng hơn đối với phong trào khởi nghiệp quốc gia, theo ông Vũ Tiến Lộc, bên cạnh việc “thắp lửa”, phải làm thế nào để giữ lửa, làm cho nhiều ngọn lửa khởi nghiệp sáng tạo cháy thành công và lan tỏa. Muốn vậy, ngoài sự hậu thuẫn của Chính phủ về cơ chế, chính sách, cần có sự chung tay để vun đắp, nâng đỡ, nuôi dưỡng các nhân tố khởi nghiệp từ phía nhiều cơ quan, bộ, ngành, tổ chức có liên quan và của các doanh nhân… trong việc truyền cảm hứng và kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính, quản trị, hỗ trợ tiếp cận thị trường… giúp các nhà khởi nghiệp cùng các dự án khởi nghiệp sáng tạo thành công. Đây cần phải được coi là trách nhiệm với xã hội, với đất nước và với dân tộc./.
Theo Báo Công thương điện tử
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH