14/12/2022

 Thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành dệt may

Thực hiện Quyết định số 91/QĐ-CTĐP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương về việc giao nhiệm vụ triển khai đề án khuyến công quốc gia năm 2022 và Kế hoạch triển khai đề án khuyến công quốc gia năm 2022

Nhằm đánh giá thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành dệt may hiện nay. Vừa qua tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình được sự đồng ý của Cục Công Thương địa phương và Sở Công Thương Ninh Bình. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) phối hợp với Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình thực hiện triển khai nội dung tổ chức“Hội thảo đánh giá thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành dệt may” thuộc đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ phát triển ngành dệt may trên địa bàn một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc giai đoạn 2021-2023”.

Hội thảo diễn ra với mục đích đánh giá thực trạng của ngành dệt may và thảo luận các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may: Áp dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất; áp dụng chuyển đổi số trong quản trị, xúc tiến bán hàng, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát huy năng lực sản xuất cho sản phẩm nhằm thâm nhập thành công các kênh phân phối trong và ngoài nước, nhất là trong tình hình kinh tế thị trường toàn cầu đang dần trở nên năng động như hiện nay. Bên cạnh đó Hội thảo còn định hướng và đưa ra các biện pháp và phương hướng để các cơ sở công nghiệp nông thôn chú trọng, đầu tư phù hợp vào việc đổi mới tư duy theo hướng phát triển các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao; …

htdetmay1

Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Sở Công Thương Ninh Bình; Hiệp hội dệt may Việt Nam; Trung tâm Khuyến công một số tỉnh: Ninh Bình, Hà Nam, đại diện các Phòng kinh tế/Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình..…; Các đơn vị đào tạo; các chuyên gia; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) sản xuất các mặt hàng dệt may trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình .… và các Trung tâm Khuyến công, cơ sở CNNT tham gia trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình bày tỏ hy vọng thông qua Hội thảo các cơ sở CNNT sản xuất các mặt hàng dệt may có thể thấy được tình hình thực trạng của ngành may trong giai đoạn hiện nay và qua đó mong muốn: Các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến giúp các cơ sở CNNT tăng cường sự liên kết, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số vào quản trị, sản xuất, nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh.

htdetmay2 

Ông Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình

 Tại Hội thảo, Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký – Hiệp hội dệt may Việt Nam trao đổi rõ hơn cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ở nước ta hiện nay.

htdetmay3

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký – Hiệp hội dệt may Việt Nam trao đổi tại Hội thảo

Tiếp lời Ông Trương Văn Cẩm ; Ông Bùi Minh Hiển – Trưởng phòng Tư vấn Trung tâm 1 trao đổi về lộ trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong ngành dệt may trong thời gian tới.

htdetmay4

Ông Bùi Minh Hiển – Trưởng phòng Tư vấn phát triển công nghiệp – Trung tâm 1

Để tháo gỡ khó khăn về công nhân và tay nghề cho người lao động, tại hội thảo Ông Bùi Văn Thuần – PGĐ Trung tâm hợp tác đào tạo và quan hệ doanh nghiệp – Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định đại diện đơn vị đào tạo trao đổi về sự tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may trong xu thế hội nhập

htdetmay5

Ông Bùi Văn Thuần – PGĐ Trung tâm hợp tác đào tạo và quan hệ doanh nghiệp

Hội thảo còn có sự tham gia phát biểu, trao đổi của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Yến – Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang; Ông Phạm Văn Tuân – Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Hồng Minh – Nam Định; Ông Lại Văn Quyền – Phó giám đốc Công ty TNHH may Đăng Anh – Hà Nam; Ông Nguyễn Xuân Xinh – Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Giang Sơn (đơn vị cung cấp thiết bị, công nghệ, giải pháp và dịch vụ trong ngành may … Các diễn giả đã đưa ra những khó khăn, thực trạng và giải pháp của ngành may. Các doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương và các Trung tâm Khuyến công tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, định hướng và tư vấn các giải pháp để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

htdetmay6

Nghệ nhân ưu tú: Nguyễn Thị Yến – Công ty TNHH thêu Minh Trang

Ghi nhận ý kiến tham luận của các diễn giả và ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp. Kết thúc hội thảo, Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Trung tâm 1 ghi nhận những ý kiến trao đổi của các đại biểu và tổng hợp báo cáo, tham mưu với Cục CTĐP để tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, tập trung nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển ngành dệt may, trợ giúp, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở CNNT nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh Trung tâm 1 trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các nội dung khác của đề án KCQG điểm trong ngành dệt may và Trung tâm 1 sẽ xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ hơn nữa, bám sát nhất với nhu cầu của các cơ sở CNNT sản xuất các mặt hàng dệt may để các cơ sở CNNT nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời Trung tâm 1 sẽ nghiên cứu thực hiện việc kết nối các cơ sở CNNT với Hiệp hội ngành may Việt Nam (thông qua việc gắn với các hoạt động khuyến công) từ đó sẽ thường xuyên có các buổi trao đổi, chia sẻ về thị trường, công nghệ thiết bị, quản trị doanh nghiệp,…

htdetmay7

Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Trung tâm 1 phát biểu tại Hội thảo

 Nguyễn Bền – IPC1

Ảnh: Văn Đốc