THÊM LỰC ĐẨY CHO CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là một địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình trồng rừng sản xuất, chế biến lâm sản; có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ rừng trồng, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Để đạt được mục tiêu kinh tế, công nghiệp chế biến tỉnh Hoà Bình nói chung cũng như huyện Lạc Thuỷ nói riêng phải được phát triển đúng quy hoạch, quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; đầu tư chế biến với quy mô và công nghệ phù hợp để nâng cao được giá trị sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu; các sản phẩm phải có sự lựa chọn, phù hợp với lợi thế địa phương. Giải pháp là đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, tăng cường xúc tiến thương mại, thị trường; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy quy mô với công nghệ tiên tiến, có chính sách phù hợp thu hút nhân lực, lao động có trình độ tay nghề, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước để tranh thủ thương hiệu và thị trường; phát triển các cơ sở sản xuất trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bảo đảm phát triển bền vững.
Công ty TNHH Mai Anh HB có trụ sở tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; là một đơn vị mới đi vào hoạt động từ năm 2019 nhưng cũng đã dần khẳng định vai trò trong sản xuất, thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm. Ngay từ thời điểm mới thành lập, doanh nghiệp đã định hướng sản phẩm chủ yếu là dăm gỗ phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho gành công nghiệp chế biến các sản phẩm lâm sản phục vụ dân dụng và công nghiệp. Để ngày càng phát triển và khẳng định chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đã đặt ra tiêu chí, mục tiêu và định hướng hoạt động cụ thể như: tiêu chí “Làm việc có tâm để nhận lại kết quả xứng tầm”; phương châm hoạt động của công ty: “Hợp tác để cùng thành công” và định hướng phát triển “Liên tục đổi mới”. Trong thời gian vừa qua, Công ty không ngừng đổi mới máy móc thiết bị đưa vào dây chuyển để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Năm 2023, được sự hướng dẫn từ Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1, Công ty TNHH Mai Anh Hòa Bình đã xây dựng hồ sơ, đề xuất được thụ hưởng chương trình khuyến công quốc gia năm 2023; với sự tác động của đề án khuyến công quốc giadoanh nghiệp đã triển khai đầu tư, mua mới thêm một số máy móc, thiết bị tiên tiến đưa vào dây chuyển sản xuất (máy bóc vỏ; máy sàng rung), với máy móc công nghệ hiện đại đã giúp công ty hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng sản phẩm được cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu cảu khách hàng; đồng thời tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Chương trình nghiệm thu cơ sở nội dung đề án KCQG năm 2023
Đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn khuyến công quốc gia, ông Nguyễn Xuân Đỉnh – Giám đốc công ty cho biết: Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào chế biến gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế.
Thực hiện: Hải Anh
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia