Thái Nguyên: Chương trình khuyến công tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề chè
Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công, những năm qua và nổi bật trong năm 2019, hoạt động khuyến công tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ cho các làng nghề chè truyền thống trong việc đầu tư mới máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc sản xuất và chế biến chè. Đây được xem là đòn bẩy quan trọng để các làng nghề chè nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cũng như khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Nhiều làng nghề chè truyền thống được Trung tâm Khuyến công Thái Nguyên hỗ trợ máy móc, thiết bị hiện đại trong năm 2019
Năm 2019, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên (Trung tâm Khuyến công) đã duy trì sự phối hợp với Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đồng Hỷ và UBND xã Văn Hán để tập trung thực hiện đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất chè” cho Làng nghề chè truyền thống xóm Thịnh Đức 1. Theo đó, Trung tâm Khuyến công đã đầu tư mới 12 máy sao chè và 60 máy vò chè cho Làng nghề với tổng số vốn đầu tư là 402 tỷ đồng. Do đều là những thiết bị hiện đại nên máy sao và máy vò chè có nhiều ưu điểm nổi trội. Nổi bật là máy có thể điều chỉnh nhiệt độ nhanh, không có mùi khói do chất đốt lẫn vào chè và thân thiện với môi trường, thân máy cứng vững, chạy êm, không rung lắc, rất tiết kiệm điện năng. Đặc biệt, sản phẩm chè đưa ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do hạn chế được bụi, cũng như gỉ sét gây ra trong quá trình sao, thời gian sử dụng máy lên tới hơn 10 năm, giá trị sản phẩm tăng từ 20 – 25% so với phương pháp thủ công.
Đánh giá về tính hiệu quả của đề án, ông Nguyễn Đình Hùng – Giám đốc Trung tâm Khuyến công Thái Nguyên cho biết: Từ nguồn kinh phí khuyến công được Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và UBND tỉnh cấp hàng năm, Trung tâm đã lựa chọn các Điểm làng nghề truyền thống để hỗ trợ đầu tư mới máy móc thiết bị trong sản xuất. Đối với đề án hỗ trợ Làng nghề chè truyền thống xóm Thịnh Đức 1, từ khi hoàn thành phương án xây dựng làng nghề điểm và đi vào sản xuất ổn định đã tạo ra doanh thu 7,2 tỷ đồng/năm, trong đó, lợi nhuận đạt gần 1,3 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, uy tín, thương hiệu chè của địa phương trên thị trường cũng đã được nâng cao bởi chất lượng sản phẩm chè làm ra tăng đáng kể. Đặc biệt, sau khi ứng dụng các máy móc tiên tiến mới, nhiều làng nghề chè cũng như các cơ sở chế biến chè khác ở trong và ngoài tỉnh đã thấy được nhiều ưu điểm vượt trội nên đã đến học tập, áp dụng công nghệ này vào sản xuất. Do vậy, đề án được đánh giá là có tính bền vững cao.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Trưởng ban quản lý Làng nghề chè truyền thống xóm Thịnh Đức 1 chia sẻ: Từ ngày làng nghề được Trung tâm Khuyến công Thái Nguyên hỗ trợ đầu tư mới máy móc trong sản xuất chè thì sản lượng chè thành phẩm của địa phương tăng đáng kể. Do chất lượng chè được nâng cao nên giá bán chè cũng tăng lên, kinh tế của người dân phát triển hơn. Hiện nay, số đông các gia đình trồng và kinh doanh chè trong xóm đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng tiên nghi. Hy vọng những năm tới, Trung tâm Khuyến công Thái Nguyên sẽ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ cho làng nghề chè Thịnh Đức 1″.
Nguồn: http://congnghieptieudung.vn/
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024