Thái Bình: Nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công
Thực hiện chương trình khuyến công năm 2016, đến nay, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Bình (Trung tâm) đã cơ bản hoàn thành kế hoạch năm, bao gồm: Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư máy móc thiết bị, phát triển sản xuất công nghiệp, dạy nghề may công nghiệp, tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý kinh doanh, vận hành, sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp,…
Các chương trình khuyến công của Thái Bình những năm qua luôn được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều hoạt động nổi bật. Theo ông Hà Văn Hải, Giám đốc Trung tâm khuyến công Thái Bình, hệ thống văn bản, chính sách trong lĩnh vực khuyến công ngày một hoàn thiện. Đặc biệt, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công và Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đã giúp định mức hỗ trợ cho các đề án tăng nhanh chóng, gần hơn với nhu cầu thực tế của đối tượng thụ hưởng. Trên cơ sở đó, tỉnh Thái Bình đã xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khuyến công tại địa phương để làm cơ sở pháp lý cho triển khai các chương trình, đề án. Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Công Thương, Trung tâm đã hoàn thiện bộ máy tổ chức nhờ đó công tác khuyến công đã được triển khai thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trung tâm thường xuyên tổ chức đào tạo về chuyên môn, pháp luật cho đội ngũ làm công tác khuyến công; liên kết, hợp tác với phòng kinh tế hạ tầng các huyện triển khai và nắm chắc tiến độ thực hiện các đề án; tổ chức khảo sát nhu cầu của các cơ sở CNNT từ xã đến huyện, xây dựng và lập ngân hàng thông tin về cơ sở để việc bám sát, theo dõi được thuận lợi. Qua đó, giúp các cơ sở CNNT phát triển sản xuất, gia tăng số lượng nghề truyền thống và làng nghề. Đặc biệt, các đề án đào tạo nghề đã giúp người lao động khu vực nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định.
Để hoạt động khuyến công tiếp tục phát huy hiệu quả, Trung tâm Khuyến công Thái Bình đề nghị các cơ quan quản lý tiếp tục nghiên cứu nâng cao hơn nữa định mức hỗ trợ cho các đề án, nhằm tạo sức hút với các đơn vị thụ hưởng. Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũcán bộ làm công tác khuyến công, nhất là đối với cán bộ kiêm nhiệm tại phòng kinh tế hạ tầng các huyện.
Trung tâm cũng tiếp tục đẩy mạnh rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành mới, bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực khuyến công. Triển khai các cơ chế chính sách về khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tăng cường phối hợp lồng ghép nội dung hoạt động khuyến công vào chương trình công tác của các cơ quan, đơn vị liên quan; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có năng lực trong triển khai thực hiện hoạt động khuyến công.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công, Sở Công Thương Thái Bình đang tập trung chú trọng các hoạt động mời gọi xúc tiến đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tập trung chỉ đạo các dự án đang đầu tư đi vào sản xuất tạo giá trị sản xuất mới.
Theo Arid.gov.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024