29/11/2018
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Trong những năm qua, sản phẩm may mặc đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Để bắt kịp với xu hướng thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải đổi mới và tự trang bị cho mình những máy móc, công cụ tối ưu nhất để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay tình trạng máy móc thiết bị công nghệ đã cũ, lạc hậu. Chính vì thế, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kịp thời và phù hợp là đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Công ty cổ phần may Kinh Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam qua nhiều năm hoạt động hiệu quả, với thế mạnh nguồn khách hàng có sẵn, Công ty đã quyết định thành lập Công ty cổ phần Kinh Bắc – Thành Nam tại xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để mở rộng sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn lực lao động địa phương sẵn có. Với diện tích nhà xưởng 10.000 m2 bao gồm nhà điều hành và nhà xưởng, cũng như dây chuyền sản xuất khép kín, máy móc hiện đại, đồng bộ được nhập khẩu từ nước ngoài….Công ty cổ phần Kinh Bắc – Thành Nam là một trong những đơn vị may mặc tiềm năng trên địa bàn. Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là quần, áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm, công ty đã có kế hoạch mở rộng sản xuất, mua sắm thêm các thiết bị hiện đại để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đáp ứng tiến độ sản xuất từng đơn hàng. Trong năm 2018 được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia Công ty cổ phần Kinh Bắc đã đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới như máy ép mex; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy di bọ điện tử và một số máy móc khác.
Những thiết bị mới đi vào vào hoạt động đã khắc phục được những hạn chế về năng suất, chất lượng sản phẩm so với hệ thống máy cũ, qua đó nâng cao năng lực sản xuất, tăng thêm uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, gia tăng được các đơn hàng có giá trị cao, tạo được nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho lao động cũng như đẩy mạnh được sự phát triển bền vững cho công ty. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công là động lực để công ty tập trung cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng, đa dạng của thị trường, từ hiệu quả của chương trình trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đối với mỗi doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, làm cho năng suất tăng lên cùng với đó là chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường cả về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những thay đổi theo chiều hướng hội nhập sâu rộng với các thị trường trên thế giới.
Thực hiện: Kim Thanh – IPC1
Ảnh: Đặng Mận
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia