12/08/2016
Với khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động như hiện nay, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành Giấy, hiện, chỉ còn khoảng 10%/năm, mặc dù, năng lực ngành Giấy sản xuất khoảng 2 triệu tấn/năm, gấp gần 20 lần so với cách đây 20 năm. Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu, máy móc sản xuất không đồng bộ gây lãng phí năng lượng và ô nhiễm môi trường.
SXSH là hướng đi đúng cho các doanh nghiệp ngành Giấy
Toàn ngành hiện nay, có hơn 80% là doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, công suất dưới 10.000 tấn/năm, chỉ có 4 doanh nghiệp công suất trên 50.000 tấn/năm, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước, chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy Việt Nam phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 100 – 350 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 – 15 m3. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, mà còn khiến doanh nghiệp tăng chi phí xử lý nước thải, nhất là công đoạn tẩy trắng – công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50 – 70% tổng lượng nước thải và từ 80 – 95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm). Bên cạnh đó, quá trình sản xuất còn phát sinh từ 45 – 48 kg chất thải rắn/tấn sản phẩm.
Trước những vấn đề trên, các chuyên gia ngành sản xuất giấy cho rằng, để giải quyết được bài toán nâng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu sản xuất xanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần phải thực hiện ngay các giải pháp sản xuất sạch hơn vì nếu làm tốt, tùy vào quy mô sản xuất, một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 15 – 30% nước tiêu thụ cho sản xuất, 10 – 15% định mức tiêu thụ điện năng và 5% các nguyên liệu đầu vào đồng. Cụ thể, Công ty CP Giấy XK Thái Nguyên được sự hỗ trợ tích cực của CPI và các chuyên gia trong Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã thực hiện 29 giải pháp SXSH như hạn chế thất thoát nguyên liệu (che chắn khu vực chặt mảnh, vệ sinh, thu hồi mảnh bắn ra; nâng cao ý thức và kỹ năng công nhân; mua phụ liệu đảm bảo chất lượng…), điều chỉnh chế độ đốt dầu và lưu huỳnh hợp lý, chiếu sáng tự nhiên và dùng đèn compact T8 thay cho T10 và đèn sợi đốt, thay động cơ non/thừa tải bằng động cơ đúng công suất… Nhờ đó, công ty tiết kiệm được mỗi năm hơn 2 tỷ đồng, giảm hơn 114 nghìn m3 nước và mức điện năng tiêu thụ giảm 52 kWh/tấn sản phẩm.
Đồng thời, khi áp dụng giải pháp SXSH doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính hỗ trợ đầu tư thay đổi công nghệ máy móc như: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh, Chương trình Hỗ trợ đầu tư xanh…
Vì vậy, áp dụng giải pháp SXSH là một hướng đi đúng cho các doanh nghiệp ngành Giấy trong cơ chế hiện nay. SXSH không chỉ giúp tránh được các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người mà còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp đó là: tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua giảm lãng phí năng lượng, nguyên vật liệu và hóa chất phụ gia. Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy, nâng cao sự ổn định và chất lượng sản phẩm… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất toàn ngành.
Theo báo điện tử tài nguyên và môi trường
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH