Những chính sách liên quan đến ngành Công Thương có hiệu lực từ tháng 12/2017
Hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; thời hạn doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ sắp hết; Quy định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; Giảm hàng loạt phí, phí thẩm định, phí kiểm định từ ngày 11/12/2017… là những chính sách liên quan đến ngành Công Thương có hiệu lực từ tháng 12/2017.
Hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 19/9/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 17/2017/TT-BCT hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Thông tư áp dụng đối với Thương nhân và cư dân biên giới của Việt Nam; Thương nhân và cư dân biên giới của Trung Quốc được tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu (điểm) chợ biên giới; Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc; Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới ban hành Quyết định thiết lập khu (điểm) chợ biên giới; đồng thời có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc về việc thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về Danh sách các khu (điểm) chợ biên giới đang hoạt động và mới thiết lập.
Các Giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành còn thời hạn thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2017. Chi tiết Thông tư, xem tại đây.
Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm
Nghị định 119/2017/NĐ-CP ban hành ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định: đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Nghị định 119 quy định mức phạt tiền từ 2-5 triệu đồng về mã số, mã vạch trong các trường hợp sau: không thực hiện đóng phí sử dụng; không làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng; không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi bị mất hoặc hỏng; Phạt tiền từ 6-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng mã số, mã vạch có đầu mã quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền; sử dụng mã số, mã vạch đã bị thu hồi; chuyển nhượng mã số, mã vạch đã được cấp; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền; sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số, mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức mã số mã vạch quốc tế; Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối về sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp: Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu không đúng; cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng…
Điều 38 của Nghị định quy định thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường. Theo đó, 1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2017.
Nghị định 119 thay thế Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thời hạn doanh nghiệp xuất khẩu được vay ngoại tệ sắp hết
Thông tư 31 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.
Theo quy định trước đây, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước. Qua đó nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
Thông tư 31 sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN như sau: Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Quy định trên sẽ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2017. Như vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước không gia hạn thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hết cơ hội được hưởng chính sách vay ưu đãi sau thời gian này.
Quy định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 101/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.
Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và đặt cược bóng đá quốc tế phải thực hiện hạch toán riêng các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận liên quan đến hoạt động kinh doanh đặt cược. Đồng thời phải theo dõi riêng các khoản mục này trên hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Trường hợp các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh đặt cược gắn với hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh đặt cược không hạch toán riêng được doanh thu từ hoạt động kinh doanh đặt cược với doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác, thì toàn bộ khoản doanh thu không tách riêng được là doanh thu dùng để tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh đặt cược;Trường hợp các khoản chi phí vừa
liên quan đến hoạt động kinh doanh đặt cược vừa gắn với hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, phải thực hiện phân bổ các khoản chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh đặt cược so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2017.
Giảm hàng loạt phí, phí thẩm định, phí kiểm định từ ngày 11/12/2017
Theo Thông tư 110/2017/TT-BTC, kể từ 11/12/2017, nhiều loại phí được điều chỉnh giảm như: phí công chứng, phí thẩm định nội dung quảng cáo mỹ phẩm, phí kiểm định trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy….
Trong đó, lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động có mức giảm cụ thể như sau:
Theo moit.gov.vn
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH