Ngọc Động Hà Nam nâng cao giá trị tre Việt từ việc đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến
Được thành lập năm 1988 với hình thức tổ hợp và chuyển đổi sang mô hình công ty năm 2004, Công ty mây tre Ngọc Động Hà Nam một mặt nỗ lực phát triển sản phẩm và thị trường, mặt khác tích cực chung tay trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam và nhiều tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Với quy mô nhà xưởng gần 20.000 m2, hàng năm, Công ty xuất khẩu trên 2 triệu sản phẩm mây tre đan và trang trí nội thất ra thị trường quốc tế, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3.000-4.000 lao động nông thôn. Nhà máy được hoạt động theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, tạo ra được những sản phẩm tiêu dùng có chất lượng, an toàn với người sử dụng ở các nước nhập khẩu và vượt qua được các hàng rào phi thuế quan nên được khách hàng tín nhiệm cao và duy trì quan hệ đối tác lâu dài.
Hình ảnh Phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Công ty
Với kinh nghiệm gần 20 năm của 1 đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ tre nứa, Công ty đã đầu tư rất nhiều công sức để nắm bắt được các xu thế về sản phẩm mỹ nghệ từ tre; ngoài việc tiếp tục duy trì các sản phẩm mây tre đan truyền thống, Công ty đã mạnh dạn phát triển các sản phẩm gia dụng mỹ nghệ từ tre ép và tre khối từ cây tre Việt Nam. Đây là các sản phẩm thân thiện với môi trường và đang được thị trường các nước Châu Âu và Mỹ ưa chuộng.
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh của sản phẩm mới từ tre của Công ty
Để sản xuất ra các sản phẩm này, ngoài việc đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mẫu, tham gia các Hội chợ chuyên ngành tại nước ngoài thì Công ty phải đầu tư để mua sắm thêm các máy móc thiết bị chuyên dụng để phục vụ việc sản xuất. Để phục vụ việc đầu tư này, Công ty đã nghiên cứu, tìm hiểu trong và ngoài nước về các thiết bị chuyên dụng để lựa chọn các thiết bị phù hợp nhất với điều kiện sản xuất tại công ty và đặc biệt là phù hợp với các đặc tính của nguyên liệu tre Việt Nam. Công ty đã xây dựng 1 phương án rất cụ thể, chi tiết cho việc đầu tư này; từ việc bố trí, sắp xếp lại mặt bằng đến việc thu xếp nguồn tài chính, ký kết với các đối tác cung cấp…Để thực hiện kế hoạch này, ngoài nội lực của Công ty thì việc hỗ trợ từ các chương trình đề án hỗ trợ phát triển từ ngân sách Nhà nước là hết sức cần thiết. Nhận thức được việc này, Công ty cũng đã chủ động liên hệ, tiếp cận với chương trình Khuyến công của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1). Sau khi trao đổi, làm việc và thu thập thông tin, hồ sơ của Công ty, Trung tâm 1 đã xây dựng nội dung hỗ trợ đề xuất Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương xem xét hỗ trợ Công ty trong việc đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia năm 2021. Hy vọng rằng với sự hỗ trợ này Công ty sẽ thực hiện thành công việc đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm mới từ cây tre Việt Nam, qua đó giúp Công ty ngày càng phát triển; từ đó giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam và nhiều tỉnh lân cận đồng thời góp phần nâng tầm thương hiệu của cây tre Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thực hiện: Minh Hiển – IPC1
Tin mới nhất
Khuyến công Lạng Sơn: Tăng vị thế cây quế, cây hồi
Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
Cục Công Thương địa phương: Thống nhất phân bổ dự toán kinh phí năm 2022
Khuyến công Thanh Hoá: Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Bộ Công Thương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025
Khuyến công Thái Bình: Nhiều chương trình, dự án đang phát huy hiệu quả
Thanh Hoá: Phát huy hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công
Mời tham dự Chương trình “Tuần hàng Việt Nam tại Anh 2022”
Công ty TNHH Chế tạo Máy Lập Huy: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất và chế tạo các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành xây dựng