21/06/2020

Nghệ An: Công bố 48 sản phẩm gắn sao OCOP

Ngày16/6, tỉnh Nghệ An công bố kết quả, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019. Sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định số 490/Q Đ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An đã có 48 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018-2020, Chương trình OCOP đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả.
resized ngheanocop
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại Sở Công Thương- Nghệ An
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ông Hoàng Nghĩa Hiếu, thời gian tới, các địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt Chương trình OCOP tại địa phương, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là khâu đột phá trong xây dựng NTM trong thời gian tới; tuân thủ đúng chu trình OCOP, tăng cường rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình, đảm bảo sản phẩm có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt.
Cùng đó, tổ chức rà soát, đánh giá kết quả công tác triển khai Chương trình OCOP của địa phương trong thời gian vừa qua, để thực hiện kế hoạch thực hiện năm 2020 đi vào thực chất, hiệu quả. Hướng dẫn cán bộ quản lý cấp xã, cán bộ chuyên môn cấp huyện và các chủ thể về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ của Chương trình OCOP.
Cũng theo ôngHiếu, đề nghị ban chỉ đạo chương trình phân công rõ trách nhiệm cán bộ theo dõi, đặc biệt quan tâm chú ý đến chủ trương phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn làm cơ sở để phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển cộng đồng, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng của chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao OCOP.
Chính quyền cấp xã phải nâng cao vai trò trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; Đồng thời có kế hoạch và chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của địa phương.