27/11/2018
Theo báo cáo của Nghệ An, quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 50 cụm công nghiệp với tổng diện tích 802,8ha. Tuy nhiên, hiện mới có 8/20 cụm công nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
Hồ chứa nước thải ở KCN Diễn Ngọc (Diễn Châu) bị ô nhiễm nghiêm trọng
Trong buổi làm việc của đoàn giám sát hội đồng nhân dân (HĐND) với UBND tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Viết Đường – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An – cho biết: Hầu hết các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề tại các huyện trên địa bàn chưa xây dựng hệ thống nước thải tập trung.
Theo báo cáo của UBND Nghệ An, thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có 3/6 KCN đã được xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, gồm Bắc Vinh, Nam Cấm, VSIP; mới chỉ có 8/20 CCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên chỉ có 3 CCN là DiễnTháp – Diễn Hồng – Diễn Kỷ có hệ thống xử lý tập trung, 7 CCN còn lại chỉ có hồ sinh học.
Toàn tỉnh Nghệ An có 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc các quyết định của Thủ tướng và UBND tỉnh. Đến thời điểm hiện nay có 23/42 cơ sở đã được kiểm tra và chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để, 19 cơ sở còn lại chưa hoàn thành xử lý thì có đến 14 cơ sở là đơn vị công ích.
Đến nay, tỉnh Nghệ An 20 CCN đã đi vào hoạt động với 248 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong đó, 4 doanh nghiệp FDI có quy mô tương đối lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc, còn lại là quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, lâm sản, gia công cơ khí, tái chế kim loại, tái chế và sản xuất sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì.
Theo ông Thái Văn Nông – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nghệ An, trong số 8 CCN có hệ thống xử lý nước thải thì chỉ có CCN DiễnTháp – DiễnHồng – Diễn Kỷ (Diễn Châu) có hệ thống xử lý tập trung, 7 CCN còn lại chỉ có hệ thống hồ sinh học.
Ngoài ra, 4/20 CCN chỉ mới có hệ thống tách nước thải và nước mưa, 7/20 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có 1 CCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, so với năm 2017, tỷ lệ các cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải không thay đổi, mặc dù đã được UBND tỉnh giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện thực hiện.
Đối với chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp cơ bản được các cơ sở thu gom và hợp đồng với các doanh nghiệp có đủ điều kiện vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý chất thải rắn tại CCN vẫn còn một số hạn chế: Một số cơ sở có số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ít vẫn còn thu gom xử lý cùng chất thải sinh hoạt.
Theo Báo Công Thương đện tử
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH