Muốn tiết kiệm điện phải có nhiều sản phẩm để người dân sử dụng
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong việc ổn định nguồn cung năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó phải có những sản phẩm tiết kiệm điện để việc sử dụng được tiết kiệm hơn trong thời gian tới.
Tại hội thảo “Chiến lược phát triển năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đến năm 2020 có xét đến năm 2030 và hiện trạng triển khai ở TP. Hồ Chí Minh”, diễn ra ngày 17/7 nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang gặp thách thức lớn trong việc ổn định nguồn năng lượng.
Hội thảo “Chiến lược phát triển năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đến năm 2020 có xét đến năm 2030 và hiện trạng triển khai ở TP. Hồ Chí Minh
Theo đó, năm 2019, số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện quốc gia đã đạt công suất lên đến gần 39.000 MW. Chỉ riêng ngày 20/5, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.885 MW, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng điện của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 785,92 triệu kWh, tăng đến 15% so với mức cùng kỳ năm 2018.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, thống kê của Trung tâm đo đếm hệ thống điện TP. Hồ Chí Minh cho thấy lượng điện năng tiêu thụ của thành phố đạt mức 90,038 triệu kWh, cao hơn 10% so với đỉnh của năm 2018; cao gấp 2,5 lần so với ngày thấp nhất tính từ đầu năm 2019.
Vẫn còn ít sản phẩm tiết kiệm điện cho người dân lựa chọn
Trên thực tế, để có nguồn điện sử dụng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp, các loại điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… đã được phát triển trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm năng lượng – Viện Năng lượng của Bộ Công Thương thì đây là nguồn không điện ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết, và sức gió…
Với thực trạng này, ông Nguyễn Phương Đông – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh – khẳng định: Việt Nam phải có những giải pháp hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng. Muốn vậy phải có những sản phẩm, thiết bị tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp sử dụng.
Song hiện nay trên thị trường việc phát triển sản phẩm tiết kiệm điện còn khá ít. Do đó Bộ Công Thương đang xây dựng chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sản xuất vào lĩnh vực này. Hỗ trợ ở đây có thể là kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh thiết bị tiết kiệm điện được phát triển hơn.
Theo Bộ Công Thương, lâu nay việc tiết kiệm năng lượng đã được triển khai thực hiện đồng bộ tại nhiều điạ phương. Thêm vào đó Quyết định số 280/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã góp phần huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo báo congthuong.vn
Tin mới nhất
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG LÀM ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Hợp tác xã Chè Hảo Đạt: Ổn định phát triển – Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm
Khuyến công đồng hành hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, góp phần phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid.
Ngành Công Thương Hà Nội với các giải pháp kích cầu kinh tế Thủ đô
Hải Phòng: Xây dựng, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2023 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm
Thái Bình: Đẩy mạnh các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Ngành Công Thương Nghệ An: Giữ nhịp độ tăng trưởng
Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?
Ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình: Thực hiện quyết liệt các mục tiêu trọng tâm