Làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Hiện trạng và giải pháp phát triển
Thời gian qua, Làng nghề nói chung, làng nghề, làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nói riêng đã được Đảng và Nhà nước, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rất quan tâm để phát triển.Thời gian qua, Làng nghề nói chung, làng nghề, làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nói riêng đã được Đảng và Nhà nước, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rất quan tâm để phát triển.
Ở Trung ương, đã ban hành nhiều văn bản có những cơ chế hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp nông thôn, nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ;… Ở địa phương, trên cơ sở các văn bản của Trung ương, các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực này.
Việc chỉ đạo điều hành của Trung ương và địa phương, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời đã tạo điều kiện cho các làng nghề hoạt động ổn định và có chiều hướng phát triển mở rộng sản xuất, đa dạng sản phẩm, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người lao động; bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa của địa phương và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố, tính đến 30/6/2019, tình hình phát triển sane xuất kinh doanh trong các làng nghề CN-TTCN đạt được một số kết quả như: Tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN đạt 61.904,45 tỷ đồng;Tổng vốn và tài sản của các cơ sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN là 1.894,72 tỷ đồng; Tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2018 của các cơ sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN là 91,9 tỷ đồng.
Số lượng lao động tham gia sản xuất kinh doanh tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN là 827.849 lao động, trong đó số lao động thường xuyên là 743.035 người (chiếm 89,75%), chuyên gia có tay nghề cao là 10.368 người (chiếm 1,25%). Thu nhập bình quân của lao động trong làng nghề đạt 3,83 triệu đồng/người/tháng.
Số lượng các cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh trong làng nghề là 309.749 cơ sở, bao gồm 3.963 doanh nghiệp, 1.386 hợp tác xã, 978 tổ hợp tác và 303.422 hộ gia đình. Như vậy hình thức tổ chức sản xuất hiện nay trong các làng nghề CN-TTCN chủ yếu vẫn là sản xuất tại các hộ gia đình, với quy mô vừa và nhỏ.
Về tình hình công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống CN-TTCN.
Trong thời gian qua, các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội như thu hút nguồn lực trong dân, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu; giải quyết lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, xoá đói giảm nghèo… Một số làng nghề đã thực sự đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Số lượng làng nghề tính đến 30/6/2019 cả nước có 877 nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, 1078 làng nghề đã được công nhận. Số lượng các tỉnh, thành phố có nhiều làng nghề nhất chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc. Trong đó thành phố Hà Nội có số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận nhiều nhất 302 làng, tiếp đến là các tỉnh: Thái Bình 247 làng, Thái Nguyên 236 làng, Nghệ An 150 làng…
Bên cạnh những kết quả nói trên, làng nghề CN-TTCN vẫn còn một số khó khăn do vậy chưa tập trung cao nguồn lực giữa các ngành để phát triển ngành nghề nông thôn; Hệ thống theo dõi, tổng hợp báo cáo huyện, thị, thành phố do các đơn vị, phòng, ban khác nhau kiêm nhiệm không thống nhất, thiếu sự phối hợp, kiểm tra, nắm bắt thực tế do vậy dẫn tới việc tổng hợp báo cáo liên quan về hiện trạng làng nghề, hiện trạng các chính sách hỗ trợ,… thường không đáp ứng đầy đủ, kịp thời và chưa chính xác.
Đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề CN-TTCN có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chậm đổi mới, năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn còn bất cập, dẫn đến sức cạnh tranh kém trên thị trường.
Tình hình sản xuất tại các làng nghề hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác do đó phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu, trả công cho người lao động,…làm tăng giá thành sản phẩm trong khi giá bán sản phẩm không tăng, vì vậy nhiều cơ sở sản xuất tại các làng nghề không muốn mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy không đảm bảo việc làm thường xuyên và liên tục cho người lao động; công việc tại làng nghề dần trở thành một công việc thời vụ thay vì việc mang tính chuyên môn hóa tay nghề cao. Lý do trên kết hơp với quá trình đô thị hoá đã tạo nên sự chuyển dịch lao động nông thôn vào các khu công nghiệp và ra thành phố lớn làm việc
Khả năng xúc tiến thương mại của làng nghề còn yếu: các cơ sở chưa có chiến lược phát triển sản phẩm một cách bền vững, chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm đặc trưng của mình. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đang bị xuống cấp và chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phát triển nóng của các làng nghề dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và định hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với du lịch và phát triển bền vững.
Để phát triển làng nghề CN-TTCN ổn định, bền vững, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghê CN-TTCN theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP; Nghị định số 123/2014/NĐ-CP; và các văn bản hướng dẫn đến các tổ chức cá nhân trong làng nghề.
Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển làng nghề CN-TTCN, làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.
Liên kết, lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới và có sự ưu tiên đầu tư mạng lưới cơ sở hạ tầng trong các làng nghề CN-TTCN đặc biệt là các làng nghề nằm trong danh mục cần được bảo tồn, các làng nghề đã được công nhận. Đối với các làng nghề CN-TTCN mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, được ngân sách tỉnh, thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
Kết hợp với Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP), đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề CN-TTCN xây dựng website giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng để cơ sở sản xuất làng nghề có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp. Xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề CN-TTCN trên địa bàn tỉnh, thành phố làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.
Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà nghiên cứu tham gia đào tạo và thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để tạo ra các sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Khuyến khích các nghệ nhân, các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất nghiên cứu, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm. Hỗ trợ đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền để tạo ra sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống nhưng đáp ứng thị hiếu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Các HTX, cơ sở sản xuất tại làng nghề cần tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật, đưa máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công ở những khâu, công đoạn có thể tùy từng ngành nghề.
Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản; khuyến khích và đầu tư hỗ trợ cho các nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới trong các làng nghề….
Nguồn https://arit.gov.vn/
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH