Kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế phụ nữ Mùng 8 tháng 3 và 1982 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm nào cũng vậy cứ độ tháng 3 về, trong không khí ấm áp của Mùa Xuân, các tầng lớp phụ nữ nói riêng và tất cả mọi người trên hành tinh nói chung lại háo hức đón chào ngày hội lớn, Ngày Quốc tế Phụ nữ (ngày mùng 8 tháng 3).
Trong những ngày này cùng với phụ nữ thế giới, phụ nữ Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước đang sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2022) và 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, người lãnh đạo khởi nghĩa là phụ nữ, người xưng Vương dựng nước là phụ nữ. Chưa một nước nào, một dân tộc nào, một quốc gia nào có được một niềm vinh quang như vậy. Chúng ta những người Việt Nam nói chung, những người phụ nữ – cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 nói riêng thật tự hào vì có truyền thống dân tộc hào hùng đó.
Lịch sử Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ 19. Vào ngày 08/3/1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. Phong trào đó đã cổ vũ mạnh mẽ phụ nữ lao động ở nhiều nước trên thế giới. Đến ngày 26 và 27/8/1910, Đại hội phụ nữ quốc tế họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan mạch) đã quyết định lấy ngày 08/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ, việc làm ngang nhau, bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó ngày 08/3 trở thành ngày truyền thống của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
Ở nước ta, ngày 08/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Qua đó cho chúng ta một tấm gương sáng để noi theo và là niềm tự hào về ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã viết lên trang sử oanh liệt và mãi mãi lưu truyền muôn đời cho con cháu mai sau.
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ luôn luôn giữ vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính mình. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” là sự đúc kết sâu sắc truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Truyền thống đó luôn được gắn liền với truyền thống của dân tộc.
Thực tế cách mạng Việt Nam, mọi tiến bộ xã hội đều có sự tham gia tích cực của phụ nữ và cũng từ thực tế cách mạng, phụ nữ ta đã ngày càng trưởng thành, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của cách mạng, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.
Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ Việt Nam lại tỏ rõ năng lực, phẩm chất của mình, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và đã đạt được những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,… góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Ở mỗi gia đình, phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống, xây dựng gia đình theo mục tiêu “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày “bù đắp” cho những vất vả của những người mẹ tảo tần cho gia đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun vén xây dựng tổ ấm gia đình.
(Nữ cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1)
Với tinh thần Quốc tế phụ nữ 08/3 – Tinh thần quật khởi Hai Bà Trưng và tinh thần nghiêm túc, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ quan trọng của Cục và Trung tâm trong năm 2022, hướng tới mục tiêu toàn ngành Công Thương “Đoàn kết, kỷ cương, muôn phương thắng lợi”. Tin tưởng các nữ viên chức Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 sẽ phát huy truyền thống “năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chủ động, tự tin vượt qua khó khăn, thách thức của cuộc sống để giữ được vẻ đẹp cả về hình thức lẫn trong tâm hồn. Mong rằng các chị sẽ là những người phụ nữ thành đạt, là những người mẹ, người vợ hạnh phúc, mỗi nữ cán bộ, viên chức Trung tâm sẽ phát huy truyền thống vẻ vang của ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và tinh thần Hai Bà Trưng bất diệt, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2022./.
Tin Ngọc Sơn
Ảnh văn Đốc
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024