Khuyến công Hà Nội: Dạy nghề để phát huy làng nghề
6 tháng đầu năm 2017, đã có 1.400 học viên tại các thôn, xã trên địa bàn thành phố được tham gia các lớp truyền nghề thủ công mỹ nghệ, 1.500 chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được tập huấn khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm…
Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, nhiều làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển tốt như sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, thêu, dệt lụa… Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng.
NNƯT Nguyễn Phương Quang, Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) cho biết, làng nghề Phú Vinh vốn nổi tiếng cả nước với nghề mây tre đan truyền thống, nhưng vài năm trở lại đây, làng nghề không phát triển được vì thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề. Thường các hộ sản xuất chỉ làm theo mẫu có sẵn, chứ không có nhiều thợ có trình độ tay nghề, có thể thiết kế mẫu mã sản phẩm nên hàng hóa không đa dạng, thiếu sức cạnh tranh.
Trước thực trạng đó, ông Hoàng Xuân Thủy – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội lý giải, lao động có tay nghề đang dịch chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Trong khi đó, các chủ hộ sản xuất hầu như chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.
Vì vậy, hoạt động truyền nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Các nghề chính được Trung tâm nhân cấy là mây tre đan, sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ… Học viên được các giảng viên là những nghệ nhân, thợ giỏi, thợ có tay nghề cao giảng dạy.
6 tháng đầu năm 2017, đã có 1.400 học viên tại các thôn, xã trên địa bàn thành phố được tham gia các lớp truyền nghề thủ công mỹ nghệ, 1.500 chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được tập huấn khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm…
Đối với người dân làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), nghề dát vàng quỳ cho thu nhập trung bình từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, dù không giàu nhanh như các nghề khác nhưng đem lại việc làm ổn định. Đại diện Hợp tác xã Công nghiệp Quỳ vàng Kiêu Kỵ cho hay, thời gian qua Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ làng nghề tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, mỗi lớp có khoảng 35 học viên. Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết, gia đình ông có bốn đời làm nghề và ông sẽ tiếp tục truyền nghề lại cho con trai của mình.
Theo ông Hoàng Xuân Thủy, năm 2017, từ nguồn kinh phí khuyến công, thành phố dự kiến sẽ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 30.000 lao động; tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho 100 chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề; hỗ trợ từ 10 đến 15 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu; hỗ trợ 8-10 làng nghề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ 480 cơ sở, doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong, ngoài nước
.Đặc biệt, thành phố cũng sẽ huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp làng nghề…
Theo Tapchicongthuong.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024