Khuyến công đồng hành cùng sự phát triển của nghề đúc truyền thống Vạn Điểm
Nam Định là một vùng đất văn hóa lâu đời, cái nôi sản sinh ra nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó nổi lên một làng nghề ít người biết: làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm (hay còn gọi là khu A) thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Đây là một làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời về nghề đúc, nằm tại vị trí trung tâm của huyện Ý Yên, kế bên là làng nghề đúc cơ khí Tống Xá, xã Yên Xá.
Ảnh đền thờ tổ nghề đúc tại thị trấn Lâm
Nghề đúc kim loại truyền thống Vạn Điểm nay là khu A thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định được biết đến với bề dày hơn 900 năm tồn tại và phát triển với bao thăng trầm. Những người con của làng nghề với lòng say mê, nhiệt huyết với nghề truyền thống; với sự sáng tạo và táo bạo của mình đã góp phần gìn giữ, phát triển nghề đúc tại thị trấn Lâm, biến nơi đây trở thành “thủ phủ” của việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm đúc kim loại của miền Bắc. Những sản phẩm đồ đồng sản xuất từ làng nghề Vạn Điểm luôn được đánh giá cao về độ tinh xảo. Bởi bàn tay cùng khối óc vô cùng sáng tạo của các nghệ nhân lành nghề kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật đúc đồng truyền thống đã có 900 năm tuổi. Bên cạnh đó, là cập nhật các xu hướng về thẩm mỹ mới của thời đại.
Đồng hành cùng với sự phát triển của làng nghề đúc truyền thống ở thị trấn Lâm, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 ngay từ khi được thành lập đã triển khai một số các hoạt động hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia trong các năm vừa qua để hỗ trợ các cơ sở đúc kim loại ở thị trấn Lâm. Trung tâm đã hỗ trợ các cơ sở này tham dự tại các Hội chợ, Triển lãm do Bộ Công Thương tổ chức trên địa bàn cả nước; hỗ trợ các cơ sở xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật ứng dụng công nghệ đúc hiện đại; hỗ trợ các cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong đúc các sản phẩm đồng mỹ nghệ, Đồ gia dụng, Đồ thờ cúng, Tượng.. ngoài những đồ thờ cúng, mỹ nghệ thì làng nghề đúc đồng Vạn Điểm còn đúc các linh kiện máy phục vụ cho các ngành công nghiệp khai khoáng. Khi ngành công nghiệp phát triển mạnh thì người dân Vạn Điểm cũng đã sớm nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm, họ sớm tạo ra các bộ phận, linh kiện máy móc để mở rộng mặt hàng sản phẩm của mình.
Ảnh một sô hoạt động hỗ trợ các cơ sở đúc tại thị trấn Lâm của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
Phát huy những hiệu quả đã đạt được, hoạt động khuyến công trong những năm tới, ngoài việc duy trì các nội dung hỗ trợ như trên, Trung tâm sẽ triển khai thêm các nội dung hoạt động khuyến công khác như Hỗ trợ tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các cơ sở đúc; hỗ trợ tư vấn về đổi mới, sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm … Hy vọng rằng qua các nội dung hỗ trợ của hoạt động Khuyến công cùng với sự tâm huyết với nghề đúc truyền thống của những người con làng nghề Vạn Điểm, thị trấn Lâm sẽ góp phần xây dựng nơi đây trở thành điểm sáng về giữ gìn và phát triển nghề truyền thống tại các vùng nông thôn của nước ta.
Thực hiện: Minh Hiển – IPC1
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH