Khuyến công đồng hành cùng các cơ sở công nghiệp nông thôn trong khâu thiết kế bao bì nhãn mác cho sản phẩm.
Những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của chúng ta như quần áo, bát đũa, chăn, ga, gối, chai dầu ăn…đều được đặt tên và có nhãn hiệu riêng. Đó là cách để các nhà sản xuất giúp khách hàng, người tiêu dùng nhớ tới sản phẩm của mình.
Thực tế cho thấy rằng, các cơ sở công nghiệp nông thôn dường như họ chỉ đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà chưa đầu tư thời gian và tiền bạc để thiết kế một bao bì, nhãn mác.
Vấn đề đặt ra là giữa hàng trăm sản phẩm cùng một lĩnh vực, làm thế nào để thương hiệu của các sản phẩm sản xuất trong nước nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn có sức hút, có sự nổi bật, có khả năng kích thích sự tò mò từ phía khách hàng, và cuối cùng là làm thế nào để người tiêu dùng quyết định sẽ “xuống tiền” mua sản phẩm? Để làm được việc đó, các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn rất cần phải đầu tư để thiết kế ra các loại hình bao bì, nhãn mác cho các sản phẩm của mình.
Hình ảnh cán bộ Trung tâm 1 làm việc với doanh nghiệp để triển khai hỗ trợ nội dung đề án |
Nắm bắt được vấn đề trên đồng thời thực hiện chủ trương chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương về việc hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 năm 2020 đang triển khai nội dung “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm”. Đến nay, Trung tâm 1 đã lựa chọn được 8 cơ sở CNNT (trong đó có 02 cơ sở có sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019) trong các lĩnh vực chế biến nông lâm sản trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (Nghệ An, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nam Định) để triển khai hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đến nay, nội dung này được các cơ sở nhiệt tình đón nhận và tích cực phối hợp thực hiện.Chính việc tao ra một thiết kế bao bì đẹp mắt sẽ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn bán hàng và quảng bá thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây có thể coi là người bán hàng thầm lặng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua hàng của người tiêu dùng, thuyết phục họ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Một số bào bì, nhãn mác mới của các cơ sở CNNT được hỗ trợ
Qua nội dung này sẽ giúp các cơ sở CNNT thể hiện được đặc tính sản phẩm một cách rõ nét nhất và định vị sản phẩm đó trong tâm thức của người tiêu dùng; giúp tạo được sự tin tưởng với khách hàng thông qua những mẫu thiết kế bao bì xúc tích, hấp dẫn nhất và đồng thời thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng một cách mạnh mẽ.
Thông qua hiệu quả của đề án này trong năm 2020, Trung tâm 1 sẽ tiếp tục triển khai nội dung đề án này trong những năm tiếp theo để góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các sản phẩm của các cơ sở được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
Thực hiện: Minh Hiển – IPC1
Tin mới nhất
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình