Khuyến công Bắc Ninh- Tạo động lực cho doanh nghiệp
Mặc dù nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng công tác khuyến công của tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp (DN) và giải quyết tốt bài toán lao động nông thôn.
Công tác khuyến công đã góp phần tích cực vào thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Văn Hiện – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh – cho biết, tổng kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương dành cho Bắc Ninh hàng năm không nhiều (năm 2017 chỉ 3,5 tỷ đồng) nhưng trung tâm đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động.
Cụ thể, trong năm 2017, trung tâm đã mở 5 lớp đào tạo cho 150 lao động với các nghề như sản xuất thiết bị điện, bao bì, cơ khí…; theo hình thức đào tạo tại chỗ, gắn với các cơ sở sản xuất. Sau khóa học, các học viên được cấp chứng nhận và được các DN cam kết nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 5 – 6,5 triệu đồng/người/tháng. Trung tâm cũng tập huấn khởi sự, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho 80 học viên; tổ chức nhiều gian hàng tham gia các hội chợ triển lãm…
Đáng chú ý, trung tâm đã tư vấn và tích cực hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất giúp giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, tăng giá trị sản xuất, đa dạng và nâng cao chất lượng, số lượng hàng hóa.
Nhận rộng chương trình hỗ trợ
Đánh giá về công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ông Trần Văn Hiện khẳng định, công tác khuyến công đã góp phần tích cực thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương; khẳng định vai trò quan trọng trong việc động viên, huy động các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, thúc đẩy sự ra đời các DN, hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp và nông thôn; tạo lập mô hình đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tạo việc làm có kỹ thuật cho người lao động, gia tăng giá trị sản xuất.
Trong năm 2018, Chương trình khuyến công của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục hỗ trợ có chọn lọc cơ sở, DN trong các cụm công nghiệp, làng nghề để làm đầu tàu phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; liên kết các DN sản xuất với thương nghiệp, tạo sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tham gia ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thay đổi công nghệ; ưu tiên các cơ sở có định hướng phát triển sản xuất về công nghiệp hỗ trợ mũi nhọn như điện, điện tử, cơ khí và nhựa; hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tại các cơ sở đó để nắm bắt và làm chủ công nghệ. Ngoài ra, tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho các cơ sở về quy trình sản xuất, trao đổi các thông tin, mối liên hệ, liên kết để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Trong năm 2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 15 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất; mở 5 lớp đào tạo nghề cho người lao động; xây dựng 1 đề án mô hình trình diễn kỹ thuật…
Theo BaoCongThuong.com.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024