Khoa học và công nghệ là giải pháp chiến lược trong đổi mới, tái cơ cấu ngành Công Thương
Chiều ngày 09/2/2017, tại trụ sở Bộ Công Thương, Lễ ký kết “Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Bộ Công Thương và Bộ Khoa học – Công nghệ giai đoạn 2017-2020” diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (bên trái) và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ký kết chương trình hợp tác với sự chứng kiến của đại diện hai Bộ
Tham dự buổi lễ có các đồng chí Thứ trưởng, lãnh đạo và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương.
Kế hoạch 5 năm 2016-2020, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân 13%/năm; giá trị gia tăng công nghiệp đạt 7%/năm; tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43% trong GDP cả nước; tăng trưởng xuất khẩu bình quân 11%/năm.
Trong bối cảnh môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đạt được mục tiêu này, khoa học và công nghệ phải được xem là giải pháp chiến lược trong đổi mới, tái cơ cấu ngành Công Thương. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công thương, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ quan điểm và định hướng nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương thống nhất ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về khoa học và công nghệ giai đoạn 2017 – 2020. Đây là một điểm nhấn ghi nhận sự phối hợp hiệu quả của hai Bộ, đồng thời cũng là cam kết mạnh mẽ về việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Công Thương.
Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định: Bộ Khoa học và công nghệ sẵn sàng cùng Bộ Công Thương tập trung xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù đẻ thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm và một số lĩnh vực ngành công nghệ cao, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng…
Hai Bộ cũng xác định lựa chọn xây dựng và phát triển từ 3 đến 5 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương thành tổ chức khoa học công nghệ mạnh, tăng cường phối hợp, xây dựng, triển khai các chương trình, đề án trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình khoa học công nghệ giao cho Bộ Công Thương chủ trì; tăng cường phối hợp trong hoạt động hợp tác quốc tế…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Tôi tin tưởng rằng, việc thực hiện thành công các nội dung trong Chương trình phối hợp được ký kết ngày hôm nay sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ”.
Theo Tạp chí ngành công thương
Tin mới nhất
Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cơ khí
IPC1 Triển khai kế hoạch khuyến công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Sản phẩm CNNT tiêu biểu giai đoạn 2012 – 2022 đã mang lại hiệu quả tích cực và góp phần gia tăng giá trị sản xuất CNNT
Sắp diễn ra “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2023”
Sắp diễn ra Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị thúc đẩy Chuyển đổi số tại Bộ Công Thương
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tìm hiểu, thâm nhập thị trường Vân Nam
Hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển sản phẩm Sâm Bố Chính
Bộ Công Thương tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương