Khai mạc Triển lãm “Gốm nghệ thuật” và Lễ ra mắt sách “Tiếng đất gọi bàn tay” của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày xuân đầu năm mới, sáng 11/2, tại Nhà trưng bày triển lãm thuộc Trung tâm Thông tin Triển lãm và Điện ảnh thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức khai mạc Triển lãm “Gốm nghệ thuật” và Lễ ra mắt sách “Tiếng đất gọi bàn tay” của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên.
Đây là một hoạt động thiết thực giàu ý nghĩa đối với nhân dân, du khách và đặc biệt là những người yêu thích nghệ thuật gốm sứ phù điêu đến với thành phố Cảng trong dịp đầu xuân mới 2022.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Triển lãm “Gốm nghệ thuật” giới thiệu đến người xem 80 tác phẩm gốm khác nhau điêu khắc, nặn đắp tinh tế, thể hiện sự đa dạng màu men khác nhau của gốm sứ hậu Lê, Mạc, sự quyền quý của hoa văn Lý, Trần. Những bộ chân đèn mang phong cách triều Lê, triều Mạc trang trí họa tiết hoa cúc, hoa sen tiêu biểu thời Lý, Trần; bộ “Cửu Long tranh châu”… đến những bức tượng các danh nhân như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Vua Lê Đại Hành, Đức Vương Ngô Quyền, Vua Lý Thái Tổ và Quốc tổ Hùng Vương… tất cả đều toát lên nồng đậm giá trị truyền thống của dân tộc. Nét đặc sắc của những sản phẩm này nằm ở cách chế tác, khắc khuôn âm bản, nặn đắp tinh xảo, công phu, được làm bằng tay theo công thức truyền thống trở thành một phương pháp độc lập, một thương hiệu của riêng của nghề gốm cổ truyền được định danh tại Hải Phòng. Mỗi tác phẩm là một kỳ công, là một lời tâm tình của đất, của lửa, của nước, của những sẻ chia.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trong gần 30 năm nghiên cứu, tìm hiểu về họa tiết phù điêu cổ trong chùa chiền, các di tích công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên đã nhận thấy họa tiết phù điêu trên các chất liệu gỗ, đá, đồng, đất nung và gốm sứ đều không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Nét tinh nghệ thủ công của cha ông bao đời đã khơi nguồn cảm hứng tạo thành khát vọng cho nghệ nhân phục chế những họa tiết phù điêu đã bị mai một, mong bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt với nhiều loại hình khác nhau: kiến trúc, điêu khắc, thư pháp, phục chế di tích, tái hiện không gian xưa, chế tác gốm sứ phù điêu …; và đã gửi gắm công sức sáng tạo của mình tại những công trình văn hóa lịch sử và kiến trúc Phật giáo ở Hải Phòng và nhiều tỉnh thành.
Các tác phẩm tinh xảo, mang nhiều ý nghĩa.
Năm 2018, bằng niềm đam mê, kiến thức mỹ học và kỹ năng thủ công tinh nghệ, nghệ nhân đã chế tác và ra mắt bộ “Bách bình” hoàn toàn bằng tay; và được Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu đã trao kỷ lục Người Việt Nam phục dựng và sáng tạo dòng gốm phù điêu nhiều loại nhất năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Với những đóng góp bằng tài trí, niềm đam mê và sử dụng công nghệ làm gốm hiện đại, năm 2020, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Triển lãm không chỉ để giới thiệu những tác phẩm gốm phù điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên mà còn ghi nhận sự cố gắng không ngừng, không mệt mỏi của tác giả. Là địa chỉ tin cậy cho các nghệ nhân thành phố, là điểm dừng chân lí thú của du khách khi đến thăm thành phố hoa phượng đỏ thân yêu.
Nguồn: https://thanhphohaiphong.gov.vn/
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024