Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập”
Ngày 6/10/2017, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện tuyên truyền cho Chương trình Tự hào hàng Việt Nam của Bộ Công Thương.
Qua hơn 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc đưa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy, trong bối cảnh Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, những khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thiếu sự liên kết đã trở thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh tế thế giới. Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” là diễn đàn bàn về những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để các nhà hoạch định chính sách trong đó Bộ Công Thương đóng vai trò chủ đạo cùng tìm gải pháp tháo gỡ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương luôn đánh giá đúng vai trò ý nghĩa quan trọng của chuỗi cung ứng. Các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng bền vững. Giải quyết tốt bài toán về chuỗi cung ứng sẽ là bàn đạp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại của mình.
Chính vì vậy, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng một số Đề án, Chương trình đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa, như: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”; Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2020; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020 và một số chương trình liên kết vùng miền, bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố.
Hội thảo đã mời các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia chuỗi cung ứng làm diễn giả trong diễn đàn như: Ông Hoàng Vệ Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam; ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT – Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn (UCA); ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex; ông Phạm Thanh Hùng – Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân; bà Lê Thị Mai Linh – Phó Chủ tịch điều hành, phụ trách quan hệ công chúng và trách nhiệm xã hội – Tập đoàn Central Group Việt Nam… cùng rất nhiều đại diện của các công ty, tập đoàn khác. Tham gia hội thảo còn là cơ hội để được lắng nghe những câu chuyện về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cùng những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị của họ với nhiều cung bậc, cảm xúc rất riêng.
Hội thảo đã thu hút sự tham của đông đảo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cũng như báo giới.
Theo Tapchicongthuong.vn
Tin mới nhất
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG LÀM ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Hợp tác xã Chè Hảo Đạt: Ổn định phát triển – Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm
Khuyến công đồng hành hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, góp phần phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid.
Ngành Công Thương Hà Nội với các giải pháp kích cầu kinh tế Thủ đô
Hải Phòng: Xây dựng, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2023 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm
Thái Bình: Đẩy mạnh các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Ngành Công Thương Nghệ An: Giữ nhịp độ tăng trưởng
Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?
Ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình: Thực hiện quyết liệt các mục tiêu trọng tâm