03/07/2019
Tỉnh Hải Dương đặt ra mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đưa công nghiệp hỗ trợ (CNHT) thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng… cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận; đến năm 2030, phấn đấu thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia.
Đứng trước nhiều cơ hội
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, Hải Dương có những lợi thế nhất định trong thu hút sản xuất CNHT. Cụ thể, Hải Dương nằm ở khu vực trung lộ của các hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 5 và Hà Nội – Quảng Ninh theo quốc lộ 18. Đồng thời, kết hợp với Hải Phòng và Quảng Ninh thành tam giác trọng điểm kinh tế khu vực phía Đông vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Xung quanh Hải Dương cũng đã có khá nhiều các tập đoàn lớn trên toàn cầu đang hoạt động tại các tỉnh lân cận như Samsung, Microsoft…
Không chỉ vậy, đến nay, Hải Dương đã thu hút đầu tư từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ; trên 350 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với vốn đầu tư 7,2 tỷ USD, trong đó trên 300 dự án đang hoạt động ổn định, tập trung vào các ngành nghề như sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và linh kiện điện tử, ô tô, xi măng, sắt thép, hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác… Đây sẽ là thị trường hạ nguồn rất lớn và đa dạng cho các sản phẩm CNHT.
Ông Phạm Thanh Hải – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương khẳng định, Hải Dương có tiềm năng, lợi thế phát triển trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là phát triển CNHT ngành cơ khí, đóng tàu, sản xuất điện tử, điện nhiệt… Đến nay, tỉnh Hải Dương đã thu hút được hơn 130 dự án CNHT với tổng vốn đầu tư trên 1.566,88 triệu USD (dự án nước ngoài đăng ký) và 1.762.095 triệu đồng (dự án trong nước đăng ký).
“Ngành CNHT Hải Dương đã hình thành khá rõ nét trong 3 lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, điện – điện tử, dệt may – da giày. Mặc dù sản lượng chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu, nhưng đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp này cũng như phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung” – ông Phạm Thanh Hải cho biết.
Tăng sức hút vào CNHT
Ông Phạm Thanh Hải cho rằng, phát triển CNHT sẽ hấp dẫn đầu tư sản xuất lĩnh vực cung cấp linh phụ kiện các loại cho công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử gia dụng… phục vụ nhu cầu chế tạo, sản xuất trong nước và hướng đến xuất khẩu. Do đó, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNHT, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hải Dương sẽ hình thành hệ thống doanh nghiệp địa phương đủ khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành CNHT
Theo đó, sẽ hình thành hệ thống DN địa phương có khả năng cung ứng cho DN lắp ráp, đặc biệt là các DN FDI, DN lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bên cạnh đó, mở rộng, nâng cao sản lượng, chất lượng của các dự án hiện có; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh chuyển giao sản xuất linh kiện điện – điện tử từ DN FDI sang DN nội địa. Ngoài ra, tiếp tục phát triển khu công nghiệp, cụm CNHT trên địa bàn tỉnh và lựa chọn một số khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng khu/cụm CNHT tập trung.
Hải Dương đề ra mục tiêu cụ thể trong phát triển CNHT với giá trị sản xuất CNHT đạt 39.202 tỷ đồng năm 2020 và 132.317 tỷ đồng vào năm 2030; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất CNHT giai đoạn 2021 – 2030 đạt 12,9%.
Cùng với quy hoạch này, tỉnh Hải Dương còn tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Trong đó, tỉnh Hải Dương chú trọng đơn giản hóa và công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính để DN tiện theo dõi và kịp thời điều chỉnh. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các bộ phận thủ tục về hành chính, nhất là tại các khâu kết nối thủ tục hành chính nhà nước với nhà đầu tư…
Hải Dương đề ra mục tiêu cụ thể trong phát triển CNHT với giá trị sản xuất CNHT đạt 39.202 tỷ đồng năm 2020 và 132.317 tỷ đồng vào năm 2030; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất CNHT giai đoạn 2021 – 2030 đạt 12,9%.
Theo nguồn tin congthuong.vn
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia