Hà Giang: Tháo “nút thắt” cho công tác khuyến công
Cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) ít về số lượng, nhỏ về quy mô, năng lực tài chính hạn chế, thiếu nhân lực đã khiến việc triển khai hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Giang gặp nhiều trở ngại.
Các sản phẩm tiêu biểu, thế mạnh của tỉnh Hà Giang được quảng bá, giới thiệu tới người tiêu dùng
Để xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2018, tháng 5/2017, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Công Thương tỉnh Hà Giang đã ban hành văn bản đề nghị xây dựng kế hoạch và đăng ký Đề án khuyến công năm 2018 gửi các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, đề án khuyến công do các địa phương đăng ký chỉ có tên đề án mà chưa có hồ sơ cụ thể, thiết bị cần hỗ trợ. Cùng với đó, nhiều cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa nắm bắt được nội dung, định mức hỗ trợ của chương trình khuyến công, dẫn đến những hiểu lầm và chậm trễ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề án.
Những bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, số lượng cơ sở CNNT hầu hết có quy mô nhỏ và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năng lực tài chính hạn chế, không đủ nguồn vốn đối ứng cho triển khai đề án, nhất là đề án thuộc nội dung đầu tư ứng dụng công nghệ mới. Số lượng lao động làm việc tại cơ sở rất ít, không đáp ứng được tiêu chí hỗ trợ. Quan trọng hơn, công tác thông tin tuyên truyền chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Phần lớn các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh chưa có cán bộ chuyên trách về khuyến công nên việc tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở về thủ tục, hồ sơ đăng ký còn chưa đúng, chưa bảo đảm thời gian.
Để khắc phục những hạn chế trên, trước mắt, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Công Thương khẩn trương tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở có nhu cầu hoàn thiện hồ sơ đề án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm đưa vào triển khai thực hiện. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ những đề án thuộc nội dung ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn mác bao bì sản phẩm.
Về dài hạn, bên cạnh việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển CNNT, Hà Giang tập trung nâng cao năng lực tổ chức, bộ máy làm công tác khuyến công. Theo đó, củng cố và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác khuyến công thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Công Thương để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về khuyến công. Bố trí cán bộ phụ trách khuyến công tại Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện.
Đồng thời, tuyển chọn công tác viên khuyến công tại các xã, phường, thị trấn nhằm tăng cường tổ chức triển khai nội dung hoạt động khuyến công. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến công. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến rộng rãi và giúp các cơ sở CNNT hiểu rõ hơn và thụ hưởng chính sách khuyến công.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Công Thương Hà Giang đã lựa chọn 16 đề án từ các cơ sở chế biến mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đề nghị hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương năm 2018.
Theo BaoCongThuong.com.vn
Tin mới nhất
Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cơ khí
IPC1 Triển khai kế hoạch khuyến công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Sản phẩm CNNT tiêu biểu giai đoạn 2012 – 2022 đã mang lại hiệu quả tích cực và góp phần gia tăng giá trị sản xuất CNNT
Sắp diễn ra “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2023”
Sắp diễn ra Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị thúc đẩy Chuyển đổi số tại Bộ Công Thương
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tìm hiểu, thâm nhập thị trường Vân Nam
Hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển sản phẩm Sâm Bố Chính
Bộ Công Thương tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương