Hà Giang: Hút vốn đối ứng từ cơ sở thụ hưởng
Một nguồn vốn khuyến công thu hút tới gần sáu đồng vốn đối ứng từ các đối tượng thụ hưởng, điều này là minh chứng tốt cho hiệu quả công tác khuyến công của Hà Giang trong 5 năm vừa qua.
Theo đại diện Sở Công Thương Hà Giang, nguồn vốn đối ứng chủ yếu đến từ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Số liệu báo cáo cũng cho thấy, 5 năm qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (trung tâm) đã hỗ trợ thực hiện thành công 11 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới với tổng kinh phí 2,031 tỷ đồng; 61 đề án hỗ trợ cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất với kinh phí 5,695 tỷ đồng.
Thiết bị được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công
Đến nay, các đề án đã đi vào hoạt động ổn định, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của các cơ sở CNNT. Đồng thời giảm chi phí sản xuất, tạo thêm việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động. Cũng theo đại diện Sở Công Thương Hà Giang, nội dung hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tuy chưa thu hút nhiều vốn đối ứng, nhưng hiệu quả đạt được lại rất khả quan.
Theo đó, căn cứ trên nhu cầu của cơ sở và dựa trên những sản phẩm thế mạnh, trung tâm đã lựa chọn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho 14 sản phẩm: Chè Tây Côn Lĩnh, rượu thóc Nàng Đôn, mật ong bạc hà Tà Lủng, bánh tam giác mạch…; hỗ trợ 60 cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Việc hỗ trợ đúng và trúng đã tạo sức hấp dẫn đáng kể cũng như hiệu quả tốt cho khuyến công Hà Giang. Hơn nữa, các ngành nghề được hỗ trợ từ chính sách khuyến công hầu hết có tiềm năng tại địa phương, do vậy có nhiều cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, định mức hỗ trợ cho mỗi đề án khuyến công theo quy định hiện hành còn thấp, do vậy chưa khuyến khích được doanh nghiệp, cơ sở CNNT bỏ vốn cho đầu tư phát triển. Việc nhân rộng mô hình trình diễn kỹ thuật, kết hợp với tuyên truyền về công tác khuyến công đạt hiệu quả chưa cao, do vậy chưa lan tỏa rộng rãi.
Để tăng sức hút hơn nữa cho công tác khuyến công, trong 2 năm 2019-2020, khuyến công Hà Giang tiếp tục ưu tiên thực hiện các đề án thu hút nhiều nguồn vốn đối ứng từ cơ sở CNNT, như: Xây dựng 4 mô hình trình diễn kỹ thuật mới; hỗ trợ 19 cơ sở đầu tư thiết bị tiên tiến vào chế biến nông, lâm sản; tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm cho 10 cơ sở. Ngoài ra, trung tâm cũng hỗ trợ 115 cơ sở tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; đào tạo nghề cho 450 lao động; đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho 1 cụm công nghiệp…
Cùng với đó, Sở Công Thương sẽ lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương với chương trình khuyến công nhằm gia tăng nguồn kinh phí cho thực hiện các đề án; tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân để huy động vốn đối ứng cho thực hiện chương trình. Nâng mức hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào CNNT, nhất là các đề án có quy mô và sức lan tỏa lớn. Kết hợp đầu tư hỗ trợ theo chiều sâu đối với những nội dung có tính liên kết theo chuỗi sản xuất.
Theo báo công thương.com
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024