23/12/2019
Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ cho các sản phẩm Công nghiệp nông thôn
Trong thực tế hiện nay, chuỗi giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) đang là bài toán góp phần tháo gỡ cho các cơ sở sản xuất của chúng ta.
Trước những thách thức và khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay, làn sóng cách mạng kinh tế đã lan tỏa khắp thế giới. Đi đôi với nó là việc tự do hóa thương mại và phát triển mậu dịch quốc tế. Hầu hết các nước thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hướng về thị trường thế giới hiện nay được đặc trưng hóa bằng hai tính chất cơ bản là “cạnh tranh quyết liệt trên phạm vi toàn cầu và tiến bộ không ngừng về Kỹ thuật và Công nghiệp”. Chính vì thế, để phát huy thế mạnh của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) cũng như hiệu quả tại tầng 7 tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng với mong muốn là cầu nối luôn gắn kết, đồng hành cùng các cơ sở CNNT tháo gỡ một phần khó khăn trong các hoạt động, là nơi cung cấp các thông tin về thị trường, liên kết các doanh nghiệp có nhu cầu về hợp tác phát triển ngành nghề sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng vào thị trường nước ngoài,
Qua đó, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Thế Lanh- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1.
Xin chào ông, xin ông cho chúng tôi biết kết quả sự phát triển và hiệu quả tại tầng 7, số 655 Phạm Văn Đồng đối với các cơ sở CNNT ?

Chương trình Tọa đàm tại tầng 7, số 655 Phạm Văn Đồng,
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sự hình thành và phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại tại tầng 7, 655 Phạm Văn Đồng từ những ngày đầu còn khó khăn, nhưng đồng hành cùng chúng tôi là đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm 1 và các cơ sở CNNT. Trong thời gian qua, địa điểm tầng 7, số 655 Phạm Văn Đồng đã thực hiện và phát huy chức năng được giao: Thường xuyên cập nhật thông tin nhu cầu thị trường và truyền tải thông tin tới cơ sở CNNT; sắp xếp và bố trí đón tiếp các khách hàng là các nhà nhập khẩu, phân phối hàng hóa lớn trong khu vực và trên thế giới; hỗ trợ cơ sở CNNT dịch tài liệu liên quan đến thông tin sản phẩm, phiên dịch khi khách hàng là người nước ngoài có nhu cầu đến cơ sở CNNT tìm hiểu sản phẩm và hoạt động sản xuất; duy trì việc kết nối và giữ liên lạc thường xuyên với các khách hàng đã ký hợp đồng với các cơ sở CNNT có sản phẩm trưng bày tại đây; chủ trì tổ chức các buổi làm việc tại văn phòng giữa khách hàng quan tâm và cơ sở CNNT có nhu cầu giới thiệu, trưng bày sản phẩm; tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của cơ sở CNNT như: Giới thiệu quảng bá, thị trường.
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như tăng cường hoạt động liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, góp phần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa công nghiệp nông thôn và mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Và cũng là đầu mối cho một số cơ sở CNNT phối hợp với các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực tư vấn nâng cao năng suất chất lượng, tư vấn thiết kế mẫu mã đồng thời nắm bắt thêm các nhu cầu được tiếp cận các nguồn kinh phí hỗ trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng lực nhân lực, đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất hiệu quả bền vững.
Xin ông cho biết một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nước ngoài?
Vừa qua Trung tâm 1 đã tổ chức hai buổi tọa đàm tại tầng 7, số 655 Phạm Văn Đồng. Theo từng nội dung của chương trình tọa đàm, các cơ sở CNNT đã được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về các vấn đề hoạt động xúc tiến thương mại để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về nhu cầu thị trường, về thực trạng sản xuất, kinh doanh của các cơ sở CNNT hiện nay; bên cạnh đó còn tạo môi trường cho các cơ sở CNNT vừa và nhỏ trên địa bàn hợp tác, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm tạo nên tính bền vững trong sản xuất; góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Đưa ra những giải pháp để khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư, phát triển sản xuất. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Việc đưa giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng các của các cơ sở CNNT vào thị trường nước ngoài vào hoạt động tăng cường hỗ trợ tiêu thụ cần khai thác hiệu quả các tiềm năng phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển các sản phẩm mới có giá trị kinh tế, thân thiện với môi trường; đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc.

Vậy xin ông cho biết quan điểm về sự liên kết chặt chẽ trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở CNNT và Trung tâm 1?
Vấn đề đó là một vấn đề tất yếu, cần tăng cường liên kết giữa các cơ sở CNNT và Trung tâm 1 để tạo sự gắn kết đưa các sản phẩm tiêu biểu có tính thẩm mỹ cao, thiết yếu với người người tiêu dùng … Việc trao đổi kinh nghiệm, tìm ra những phương hướng phát huy hết sức mạnh phát triển để phát huy thế mạnh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, từng vùng miền là điều tất yếu mà Trung tâm 1 mong muốn nhất để giúp cho các cơ sở CNNT phát triển mạnh hơn nữa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Vâng, xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện ngày hôm nay.
Hải Anh- TT1
Ảnh : Quý Đức
Tin mới nhất
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG LÀM ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Hợp tác xã Chè Hảo Đạt: Ổn định phát triển – Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm
Khuyến công đồng hành hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, góp phần phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid.
Ngành Công Thương Hà Nội với các giải pháp kích cầu kinh tế Thủ đô
Hải Phòng: Xây dựng, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2023 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm
Thái Bình: Đẩy mạnh các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Ngành Công Thương Nghệ An: Giữ nhịp độ tăng trưởng
Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?
Ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình: Thực hiện quyết liệt các mục tiêu trọng tâm