Dự báo Ngành dệt những thách thức, khó khăn trong thời gian nửa đầu năm 2023
Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may. Việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cắt giảm lượng nhập hàng. Để làm rõ hơn những thách thức, khó khăn đó là gì, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Bà Vũ Thị Hồng Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
PV: Thưa bà, theo nhận định của các chuyên gia cho rằng khó khăn còn bủa vây ngành dệt may trong nửa đầu năm 2023, Theo góc độ của đơn vị, bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Bà Vũ Thị Hồng Yến: Công ty TNHH thêu Minh Trang là một trong những doanh nghiệp tiên phong và triển khai có hiệu quả trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề thêu truyền thống của địa phương. Doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu, phát triển đa dạng và phong phú các mặt hàng, từ các đồ dùng nhỏ phục vụ sinh hoạt đến mặt hàng thời trang cao cấp lụa tơ tằm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Các sản phẩm ngoài chất lượng đảm bảo luôn có sự đổi mới về thiết kế, về mẫu mã và đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại bắt đầu từ quý IV/2022 hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty chúng tôi đang có dấu hiệu chậm lại. Nguyên nhân là các thị trường lớn là Mỹ và EU… lạm phát cao khiến người dân giảm chi tiêu đáng kể, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều. Các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam. Điều đó đã làm cho các đơn hàng lại giảm mạnh.
Đặc biệt, Chi phí logistics cao hơn dự kiến đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của công ty có nhiều đơn hàng FOB (giá tại cửa khẩu bên nước của người bán), nhập khẩu, Co form E còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra nguyên liệu tăng thêm từ 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến Công ty phải sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động. Đây quả là thời điểm khó khăn đối với các đơn vị dệt may, nhất là đối với những đơn vị làm nghề truyền thống như chúng tôi.
Bà Vũ Thị Hồng Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang tham luận tại Hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành dệt may
PV: Thưa bà, đứng trước những thử thách khó khăn đó, Công ty có những định hướng thế nào trong thời gian tới.
Bà Vũ Thị Hồng Yến: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng đến thiết kế mẫu mã sản phẩm, thay thế hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu để nâng cao năng suất chất lượng, giảm giá thành, đặc biệt sẽ chủ động hơn về nguồn nhân lực (do người lao động bỏ việc rất nhiều). Áp dụng các phần mềm quản lý tiên tiến hỗ trợ cho công tác quản trị như: Phần mềm quản lý nguyên phụ liệu, thành phẩm để quản trị về công tác báo cáo nhập xuất tồn; phần mềm quản lý Số hóa tài liệu văn bản. Đây cũng là 01 trong những chương trình mà Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công Ninh Bình đang tư vấn và hỗ trợ Công ty chúng tôi xây dựng nền tảng chuyển đổi số trong thời đại 4.0 hiện nay.
PV: Thưa bà, để tháo gỡ những khó khăn hiện tại của ngành dệt may, theo bà Nhà nước cần có những giải pháp gì để trợ giúp các doanh nghiệp trong thời điểm này.
Bà Vũ Thị Hồng Yến: Theo tôi mấu chốt ở đây là nguồn nguyên liệu, chúng ta đang nhập khẩu quá nhiều, vì thế Nhà nước phải phát triển được nguồn nguyên liệu ổn định, dài hơi hơn. Tạo ra được sự kết nối giữa Viện, Trường với doanh nghiệp, như thế mới có được các thiết kế mới, có được những kỹ sư biết nghề. Đặc biệt tại thời điểm này Nhà nước lên hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp làm nghề thủ công truyền thống, nới lỏng zoom tín dụng. Ngoài ra, trong thời gian tới rất mong Trung tâm Khuyến công 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công Ninh Bình tạo điều kiện hỗ trợ hơn nữa để Công ty tham gia chuyển đổi số, tham gia các buổi hội thảo để Công ty có dịp trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệp trong ngành.
P.V: Xin cảm ơn bà. Chúc bà và Công ty ngày càng phát triển, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề thêu truyền thống của địa phương.
Thực hiện: Phạm Trang – IPC1
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024