20/11/2017
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm Khuyến công 1) đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ các cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất kinh doanh từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
Hỗ trợ Công ty TNHH MTV Thế Tuyết ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến
trong sản xuất tấp lợp kim loại tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Sự mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội song cũng đặt ra không ít những thách thức mà một trong số đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải hoà mình vào thời cuộc và tự trang bị cho mình những “vũ khí” cạnh tranh sắc bén. Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố tiên quyết, quan trọng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay tình trạng máy móc thiết bị công nghệ thể hiện rõ sự cũ kỹ, lạc hậu:
+ Trang thiết bị hầu hết đã cũ, chắp vá sản xuất không hiệu quả, thiếu độ chính xác, không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.
+ Trước đây chúng ta đa số là nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: Liên Xô, các nước Đông Âu, các nước ASEAN,… nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực sản xuất không đạt được công suất tối cao.
+ Do đầu tư thiếu đồng bộ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn định mức đã lỗi thời không còn phù hợp nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ máy chết cao… Những điều này chính là nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp và không đủ sức cạnh tranh cả trong thị trường nội địa.
Xuất phát từ thực trạng máy móc thiết bị hiện nay và những lợi thế của việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kịp thời và phù hợp đòi hỏi tất yếu, doanh nghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh.
Hỗ trợ Công ty TNHH Cường Tân ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến
trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua Trung tâm 1 đã xây dựng những đề án mang tính vùng miền phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, của từng địa phương. Sau khi được thành lập, Trung tâm 1 đã triển khai các đề án đào tạo nghề, đã trình diễn nhiều mô hình kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ thiết bị máy móc, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp ở các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Những đề án do Trung tâm 1 thực hiện đã góp phần thúc đẩy CN-TTCN phát triển, các cơ sở CNNT được hỗ trợ đã có chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Đó chính là yếu tố cơ bản góp phần để hoạt động khuyến công ngày càng được quan tâm và từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong việc tạo động lực phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị cho các cơ sở CNNT đầu tư sản xuất là một trong những hoạt động mà Trung tâm 1 chú trọng triển khai trong thời gian vừa qua. Trong những năm vừa qua, Trung tâm 1 đã triển khai thực hiện nhiều đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị cho các cơ sở CNNT trên địa bàn một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các cơ sở CNNT được hỗ trợ thuộc các nhóm ngành như dệt may, cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy-hải sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, …. Kinh phí thực hiện các đề án được phân bổ từ nguồn khuyến công quốc gia, tuy nguồn kinh phí hỗ trợ dành cho các cơ sở CNNT không nhiều so với tổng mức đầu tư của đơn vị nhưng đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi”, khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất.
Hỗ trợ Hộ kinh doanh Phạm Ngọc Thêm ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Với kết quả đạt được về việc thực hiện các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị đã đem lại những hiệu quả tích cực như:
+ Giúp tạo ra chuỗi liên kết, kết nối, cụ thể:
* Các đơn vị sản xuất hàng dệt may (sợi, dệt, may mặc) phát triển đã khuyến khích các đơn vị sản xuất sản phẩm phụ trợ như ống giấy, túi nilon, …)
* Nhóm liên kết giữa chế biến nông, lâm sản – cơ khí: Hỗ trợ sản xuất vỏ lon kim loại thúc đẩy việc phát triển các đơn vị chế biến nông sản xuất khẩu; Sản xuất máy chế biến lâm sản – sản xuất, chế biến gỗ; …
+ Tạo ra tính chủ động thích ứng với tình hình đầu tư của các cơ sở CNNT nhằm tối ưu hóa quá trình đầu tư của đơn vị.
+ Góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi các cơ sở CNNT sản xuất áp dụng máy móc thiết bị mới, tiên tiến với tỷ lệ trên 80% được chế tạo, sản xuất trong nước đã giúp thúc đẩy các cơ sở sản xuất khác phát triển.
Với mục tiêu tạo ra cơ chế hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước tới các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, Trung tâm 1 luôn đồng hành cùng với các cơ sở CNNT thông qua các chương trình hỗ trợ thiết thực, phù hợp với đặc điểm riêng của từng cơ sở CNNT, trong đó chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị luôn là chương trình được Trung tâm 1 chú trọng.
Quốc Dũng – IPC1
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024