Doanh nghiệp trẻ mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài
Công tyTNHH nông sản xuất khẩu Tấn Phát chuyên sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sau thu hoạch giúp công ty nâng cao giá trị hàng hóa và tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đưa sản phẩm của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Hiện nay mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất, chế biến được các mặt hàng có tiêu chuẩn cao phù hợp với quy định quốc tế nhằm đáp ứng mọi thị trường. Theo thống kê hàng năm kể cả thời kỳ khủng hoảng, hiện nay riêng thị trường Nga mỗi năm đã tiêu thụ khoảng 2.000 container đồ hộp rau quả của Việt Nam, ngoài ra đối với thị trường Mông Cổ cũng tiêu thụ khoảng 200 container một năm. Các thị truờng khác như Đông Âu, Trung Đông, Nhật bản, Hàn Quốc cũng tiêu thụ một số lượng lớn. Đối với thị trường Hoa Kỳ đây là thị trường rất lớn và có tiềm năng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa xuất khẩu được nhiều hàng sang thị trường trên.Việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đã giúp Công ty TNHH nông sản xuất khẩu Tấn Phát đáp ứng tốt những yêu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao được giá trị hàng hóa đưa sản phẩm vươn ra thị trường nước ngoài, tạo lên sự tăng trưởng bền vững trong sản xuất.
Trao đổi với ông Phùng Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH nông sản xuất khẩu Tấn Phát cho biết.
Ông Phùng Văn Tuấn – Giám đốc Công ty
Xin chào Ông, Ông có thể vui lòng giới thiệu đôi nét về công ty mình?
Bản thân tôi là người đã từng du học tại Liên Bang Nga và có thời gian khá dài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng nông sản vào thị trường LB Nga và một số nước thuộc LB Xô Viết cũ, chính vì thế đã thôi thúc tôi đi sâu vào lĩnh vực chế biến hàng nông sản nhằm giúp cho cho hàng nông sản của chúng ta nâng cao giá trị sau thu hoạch.Công ty TNHH nông sản xuất khẩu Tấn Phát được thành lập năm 2016 nhà máy sản xuất chế biến của công ty đặt tại xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với diện tích nhà máy 21.000 m2, sử dụng 100 lao động. Sản phẩm chủ yếu của công ty là rau củ quả đóng hộp phục vụ xuất khẩu như dưa chuột, cà chua, ngô,dứa, vải… Trong đó dứa, vải đóng hộp xuất khẩu là những sản phẩm mới do Công ty đầu tư hệ thống thiết bị tiên tiến vào sản xuất mà trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định chưa có đơn vị nào sản xuất ra loại hình sản phẩm tương tự.
Ông có thể giới thiệu về sản phẩm của công ty mình?
Công ty đã lựa chọn phương án đầu tư sản xuất sản phẩm chủ yếu là sản phẩm rau quả đóng hộp như: dứa, vải và một số hàng nông sản khác như dưa chuột, cà chua, … là các sản phẩm sẵn có vùng đồng bằng sông Hồng.
Ưu điểm của sản phẩm đóng hộp là giữ được hàm lượng dưỡng chất so với sản phẩm tươi và không bị giảm trong một thời gian dài;đáp ứng tính tiện dụng, nhanh chóng và giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho các loại rau củ hơn, kể cả những lúc trái mùa vẫn có thể thưởng thức được. Để thực hiện được điều đó thì trong sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ mọi quy trình, đặc biệt là việc kiểm soát hàm lượng oxy qua quá trình bài khí và tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật qua quá trình thanh trùng, làm nguội và không bị hư hỏng trong quá trình bảo ôn
Hướng đến sản xuất sản phẩm xuất khẩu Công ty có những chuẩn bị gì, ông có thể chia sẻ?
Trên cơ sở phân tích, dự báo thị trường sản phẩm nông sản thực phẩm ở trong và ngoài nước và khả năng cung cấp nguyên liệu sản xuất của địa phương và vùng phụ cận. Ngay từ khi thành lập, mục tiêu sản xuất sản phẩm hướng đến thị trường nước ngoài công ty đã hết sức chú trọng và xác định việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố giúp công ty tạo vị thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường. Năm 2018 Công ty đã thực hiện đầu tư mới toàn bộ việc xây dựng nhà xưởngcũng như mua sắm máy móc thiết bị đồng bộ đến nay đã hoàn thành đi vào sản xuất ổn định.
Công ty xây dựng đội ngũ cán bộ maketing để đưa ra những chiến lược cạnh tranh, cung cấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ đảm bảo theo nguyên tắc: Tập trung cho thị trường xuất khẩu; Ưu tiên phát triển thị trường nội địa; Liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn.
Ngoài ra, việc quảng bá hình ảnh qua phương tiện thông tin đại chúng cũng sẽ được doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ để người tiêu dùng có thể tiếp nhận được tính ưu việt của dòng sản phẩm.
Hình ảnh nhà xưởng sản xuất của Công ty
Là doanh nghiệp trẻ mạnh dạn đầu tư sản xuất, Ông nhận thấy cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này như thế nào?
Tôi được biết, hiện nay cả nước có trên 100 nhà máy chế biến rau quả, với tổng công suất khoảng 300.000 tấn/năm. Tuy nhiên số lượng rau quả qua bảo quản, chế biến tại các nhà máy chỉ chiếm một số tỷ lệ rất nhỏ so với tổng sản lượng rau quả hiện có (10-15%). Tổng sản lượng sản phẩm của đơn vị ước đạt 900 tấn/năm đối với sản phẩm thực phẩm chế biến đây không phải là số lượng quá lớn vì vậy vẫn chưa đủ đáp ứng cho thị trường. Hoạt động theo cơ chế thị trường và được đầu tư đúng hướng, dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến hàng nông sản chắc chắn sẽ thu được hiệu quả kinh tế cho Công ty và hiệu quả kinh tế – xã hội cho tỉnh Nam Định nói riêng.
Tuy nhiên rủi ro đối với thị trường mục tiêu của cơ sở có thể xảy ra khi khủng hoảng kinh tế hoặc do các rào cản kỹ thuật, do chất lượng sản phẩm . Vì vậy yêu cầu phải đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm… chú trọng đến thị trường nội địa đó là các siêu thị, các đại lý bán buôn, sẽ là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là với những doanh nghiệp mới thành lập.
Hình ảnh khu vực chiết rót, ghép mí tự động
Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất là vũ khí cạnh tranh cho doanh nhiệp mình, Ông nghĩ thế nào về điều này?
Tôi nhận thấy nếu doanh nghiệp chú trọng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, trang bị mới những TSCĐ hiện đại thì sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sản xuất,… Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức mẫu mã, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bán sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong khi nền kinh tế Việt Nam đang có nhưng thay đổi theo chiều hướng hội nhập dần với kinh tế khu vực và thế giới.
Xin cảm ơn Ông đã tham gia cuộc trao đổi này, chúc Ông cùng Công ty ngày càng phát triển./.
Thực hiện: Văn Tài – Phòng Tư vấn PTCN
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024