Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đề án Khuyến công
Xác định phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở nông thôn, là một trong những chính sách quan trọng, thay đổi bộ mặt nông thôn tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các đề án khuyến công. Những năm qua trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực và quy mô sản xuất đem lại những bước phát triển tích cực và hiệu quả. Tổng hợp của cán bộ chuyên môn làm công tác Khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) năm 2020.
* Tại Công ty TNHH Sản xuất bánh kẹo Thanh Lan, có trụ sở tại số 596 đường Điện Biên, phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2009, là một đơn vị hoạt động trên lĩnh vực sản xuất bánh kẹo các loại. Trong những năm qua Công ty TNHH Sản xuất bánh kẹo Thanh Lan đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến thay thế một số công đoạn làm thủ công trong dây chuyền sản xuất. Năm 2018 Công ty được Trung tâm 1 hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG), đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bà Trần Thị Hiệp, Giám đốc Công ty cho biết về kết quả đạt được sau khi tiếp nhận hỗ trợ từ nguồn vốn KCQG đối với Công ty. Năm 2018, Công ty TNHH Sản xuất bánh kẹo Thanh Lan, được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư mới máy tách màu. Đối với Công ty thì nguồn hỗ trợ này chính là nguồn động viên cán bộ, công nhân viên ra sức thi đua phấn đấu sản xuất và sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt, sử dụng nguồn vốn này Công ty đã mua máy móc thiết bị (01 Máy tách màu nông sản), có thiết bị này năng suất, chất lượng sản phẩm so với năm 2017 Công ty được nâng lên rất nhiều, tăng lên từ 5-7% mặc dù năm 2018 giá bán thấp hơn năm 2017, nhưng doanh thu bình quân năm 2018 lại cao hơn so với năm 2017.
Đối với Máy tách màu phân loại được hạt lép, hạt đen, bạc bụng, hạt mốc,…như vậy việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất giúp cho chất lượng sản phẩm đạt được giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều.
Đoàn nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia tại Công ty TNHH Sản xuất bánh kẹo Thanh Lan
Cũng theo bà Hiệp, sau khi đã được hỗ trợ từ nguồn kinh phí KCQG để đầu tư một số trang thiết bị máy móc thì rất hiệu quả. Sử dụng thiết bị này trước hết lấy đây làm bài học, năm 2020 Công ty đầu tư thêm, nâng công suất của công ty lên gấp 2 lần so với năm 2017 và chương trình tiếp tới là mua dàn máy làm đậu phộng và máy chiên chân không.
* Làm việc với Công ty Đại Hoàng Nam -TNHH, có địa chỉ tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một trong những ví dụ rõ nét về sự lớn mạnh của đơn vị nhờ sự giúp sức của khuyến công. Hiện, Công ty Đại Hoàng Nam -TNHH được biết đến là đơn vị có tiếng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực sản xuất tấm lợp kim loại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các dự án nhà ở, xưởng sản xuất, nhu cầu sử dụng sản phẩm tấm lợp phục vụ cho các công trình xây dựng ngày một tăng cao, trước đây vật liệu xây dựng trong các công trình thường dùng ngói hoặc fibro xi măng để lợp và bao che tường, qua thời gian, cùng với việc mở rộng khu công nghiệp và đô thị, hầu hết các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà ở đều sử dụng tấm lợp bằng kim loại sản xuất theo công nghệ mới, cán cắt theo yêu cầu sử dụng và được thể hiện bởi các ưu điểm sau: Kích thước gọn nhẹ; ít hư hỏng, không thấm nước; kết cấu sàn lợp gọn, nhẹ, tiết kiệm được vật liệu; tuổi thọ cao; bức xạ nhiệt; chiều dài tôn theo yêu cầu.
Công ty Đại Hoàng Nam -TNHH đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh (Trung tâm Khuyến công Bắc Ninh), Trung tâm 1, thực hiên đề án: “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất tấm lợp kim loại”.
Năm 2018, Công ty Đại Hoàng Nam -TNHH đã đầu tư máy cán tôn 2 tầng.
Ông Trung, Giám đốc Công ty cho biết, việc đầu tư máy cán tôn 2 tầng, trong dây chuyền sản xuất tấm lợp kim loại là một sự đầu tư hợp lý, vì tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Dự kiến trong năm 2021 Công ty tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc hiện đại nữa.
Đoàn nghiệm thu máy cán tôn 2 tầng, tại Công ty Đại Hoàng Nam – TNHH
* Đến với Công ty TNHH Phương Ngọc, Cụm Công nghiệp An Xá, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định là một trong những đơn vị được Trung tâm 1 năm 2017 hỗ trợ triển khai đề án “ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất trang thiết bị bảo hộ lao động”; năm 2020 hỗ trợ triển khai đề án “ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong may lều bạt bằng chất liệu PE”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Vũ Thị Kim Thoa, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Được hỗ trợ của khuyến công trong việc đổi mới, ứng dụng máy móc công nghệ vào sản xuất, hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi hơn trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng. Đặc biệt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các đơn hàng, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương”.
* Công ty TNHH Gạch không nung Hưng Thịnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung. Theo Giám đốc Công ty, để tạo ra sản phẩm tốt, có độ chính xác, độ bền cao đòi hỏi phải đầu tư máy móc hiện đại. Năm 2018, đơn vị được Trung tâm 1, hỗ trợ 200 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị cho đơn vị. Nguồn kinh phí này đã tiếp sức cho đơn vị có thêm điều kiện về vốn để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành đến sự phát triển của Công ty, là nguồn động viên lớn để Công ty đi vào sản xuất ổn định.
Đoàn nghiệm thu máy ép gạch không nung, tại Công ty TNHH Gạch không nung Hưng Thịnh
* Được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí KCQG năm 2018, Trung tâm 1, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Phân bón Phúc Thịnh triển khai thực hiện đề án: “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất Phân bón hữu cơ” tại xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Phân bón Phúc Thịnh, thôn Cò Mót, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Anh Bùi Văn Hà, Giám đốc Công ty chia sẻ: Bản thân các cơ sở CNNT quy mô nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế nên việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong khi áp lực cạnh tranh các sản phẩm phân bón ngày càng cao, nên tôi cảm thấy may mắn khi được tiếp cận và hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công.
Các thiết bị được hỗ trợ từ kinh phí KCQG 2018 là cụm thiết bị chính trong dây chuyền liên hoàn khép kín của Công ty, sản phẩm sản xuất ra là phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ khoáng và phân bón hữu cơ không có thành phần khoáng phục vụ cho ngành trồng trọt thay thế Phân hóa học và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua việc tận dụng những phế phẩm từ bùn, bã mía (bùn lọc) hoặc bã sắn, tro lò thải ra từ các nhà máy sản xuất đường trên địa bàn tỉnh hay chất thải gia súc (trâu, bò) được thu mua từ các trang trại chăn nuôi.
Tôi mong muốn không chỉ Công ty của mình mà còn nhiều cơ sở CNNT khác trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nguồn vốn khuyến công trợ lực để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giảm thiểu, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường từ sản xuất phân bón.
Đoàn nghiệm thu máy máy định lượng băng tải, tại Công ty cổ phần Phân bón Phúc Thịnh
Có thể nói, các đề án hỗ trợ của chương trình khuyến công đã góp phần tích cực làm gia tăng giá trị sản xuất CN – TTCN ở địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.
Mặc dù còn gặp không ít khó khăn, nhưng từ những chính sách hỗ trợ triển khai các nguồn vốn khuyến công kịp thời, có hiệu quả mà thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp đã tự đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn; chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật; ứng dụng máy móc tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ở các ngành nghề như chế biến nông lâm – thủy sản, sản xuất gia công máy móc, chế biến thực phẩm,…
Có thể nói, hoạt động khuyến công hiệu quả thời gian qua đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT ở các địa phương đã đi vào hoạt động ổn định, mạnh dạn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị vào sản xuất để phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần không nhỏ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa./.
Tin Ngọc Sơn
Ảnh Văn Đốc
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024