DN dệt may hiểu và tận dụng các hiệp định CPTPP và EVFTA như thế nào?
Đó là nội dung quan trọng nhất thu hút sự quan tâm, trao đổi của các doanh nghiệp (DN) dệt – may phía Nam với đại diện Bộ Công Thương và Hiệp hội dệt may Việt Nam(VITAS) tại hội thảo về những tác động của hiệp định CPTPP và EVFTA đến ngành dệt may Việt Nam, do Bộ Công Thương phối hợp với VITAS tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh ngày 02/08/2018.
Ông Vương Đức Anh trình bày những qui tắc cần chú ý và các lợi thế có thể tận dụng trong hiệp định CPTPP và EVFTA đến các DN dệt -may phía Nam
Tại hội thảo, ông Vương Đức Anh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương đã chia sẻ đến các DN dệt – may phía Nam về lộ trình ký kết các hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA).
Cụ thể Hiệp định EVFTA được tách ra làm 2 hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay và sẽ được Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 3/2019. Còn CPTPP hiện Việt Nam đã hoàn tất đàm phán song phương với hầu hết các thành viên trong CPTPP chỉ còn lại Nhật Bản và dự kiến cũng được ký kết vào cuối năm nay.
Theo ông Vương Đức Anh, các DN dệt – may Việt Nam cần chú ý hiểu và nắm rõ những lợi ích và cam kết trong khuôn khổ hai hiệp định trên. Lợi ích chung và rõ nhất là lộ trình thuế hầu hết sẽ cắt giảm về 0%, tuy nhiên mỗi thị trường sẽ có lộ trình khác nhau.
Đối với EVFTA hiện thuế theo MFN (nguyên tắc tối huệ quốc- Most favoured nation) là 12%; Thuế GSP (uu đãi thuế quan phổ cập) là 9.6%. Khi xóa bỏ thuế quan hoàn toàn lộ trình tối đa là 7 năm trong đó năm đầu tiên không cao hơn mức thuế GSP.
Còn CPTPP đối với những thị trường tiềm năng như Canada (nhập khẩu 10 tỉ USD hàng dệt may/năm) hiện thuế MFN trung bình từ 17-18% trải đều cho các mặt hàng. Khi CPTPP có hiệu lực và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan với lộ trình ngắn chỉ trong 3 năm. Đối với Việt Nam, 42,9% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Canada sẽ có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch xuất khẩu sẽ có thuế 0% vào năm thứ 4.
Rất đông DN dệt -may phía Nam quan tâm, lắng nghe các thông tin về hiệp định CPTPP và EVFTA
Có khá nhiều DN dệt may lo ngại về qui tắc xuất xứ (CO) trong các Hiệp định sẽ là rào cản lớn cản trở xuất khẩu của DN. Tuy nhiên theo ông Đức Anh, nếu DN chú ý các điều khoản trong qui tắc xuất xứ sẽ tận dụng được các cơ hội. Cụ thể trong khuôn khổ VN – CPTPP mặt hàng dệt may được qui định thành một chương riêng liên quan đến xuất xứ, hải quan và kiểm tra xuất xứ.
Qui tắc xuất xứ chủ đạo trong CPTPP là từ sợi trở đi. Nhưng các DN làm gia công cũng có những linh hoạt để tận dụng vì trong CPTPP có 3 nhóm mặt hàng vẫn áp dụng quy tắc Cắt – May bao gồm: valy, túi xách; áo ngực phụ nữ; và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp. Tuy nhiên riêng thị trường Mexico sẽ bị áp dụng hạn ngạch đối với các nhóm hàng này như quần áo trẻ em sợi tổng hợp là 50.000 bộ/năm.
Mặt khác qui định vềNguồn cung thiếu hụt cho phép DN linh hoạt mua nguyên liệu ngoại khối để làm hàng xuất khẩu nhưng vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nội khối (bao gồm 187 loại vải, sợi trong đó có 179 mặt hàng áp dụng vĩnh viễn còn 8 mặt hàng áp dụng trong 5 năm). Và lời khuyên cho các DN là không nên đầu tư vào 179 mặt hàng áp dụng vĩnh viễn trong nguồn cung thiếu hụt.
Các DN thảo luận cùng đại diện Bộ Công Thương và VITAS về các tác động của CPTPP và EVFTA đến ngành dệt may Việt Nam
Đối với EVFTA hai bên cam kết được phép sử dụng nguyên phụ liệu của nước thứ 3 có chung FTA với 2 bên như Hàn Quốc. Đây cũng là lợi thế vì hiện Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc khá nhiều.
Về thủ tục đăng ký chứng nhận xuất xứ trong hai hiệp định trên cũng tạo điều kiện hơn cho DN. Đối với EVFTA thông thoáng hơn sẽ vẫn đồng ý cho Việt Nam phương thức cấp C/O và khi nào DN Việt Nam sẵn sàng thì hai bên sẽ chuyển sang cho DN tự chứng nhận xuất xứ.
Còn CPTPP hiện 10 nước trong nội khối đã thực hiện DN tự chứng nhận xuất xứ, tuy nhiên Việt Nam sẽ áp dụng song song cả hai hình thức: DN tự chứng nhận và các tổ chức chứng nhận sau đó tiến tới DN hoàn toàn tự chứng nhận C/O trong vòng 10 năm tới.
Theo ông Vương Đức Anh, năm 2017 và nửa đầu 2018 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đã tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo năm 2018 sẽ đạt 35 tỷ USD. Dự kiến trong 2019 hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ được ký kết và có hiệu lực. Do đó nếu các DN dệt may Việt Nam hiểu và tận dụng được các lợi thế trên thì kim ngạch dệt may sẽ còn tăng trưởng mạnh ở các thị trường có nhiều tiềm năng như Canada, Nhật Bản và EU.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas: Để hưởng lợi ích từ 2 hiệp định không đơn giản mà các DN cần hiểu thấu đáo từng điều khoản. Đặc biệt là các qui định về chứng nhận xuất xứ. Các DN cần nâng cao đào tạo nhân viên hiểu rõ hơn về các qui định này vì hiện có hơn 6000 DN dệt may nhưng mới có khoảng 60 nhân viên đang học các lớp về chứng nhận xuất xứ. Mặt khác hiện VITAS đang phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi để lựa chọn các DN dệt may uy tín có thể thực hiện tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian tới.
Theo Báo Công Thương điện tử
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024