26/03/2020
Để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tạo dựng thương hiệu trên thị trường hàng thủ công mỹ nghệ chiếu cói, thời gian qua, Công ty TNHH xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa (Yên Khánh) đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý, kinh doanh, xây dựng uy tín, khẳng định thương hiệu trên thị trường, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với Ông Phạm Đăng Khuyến, Giám đốc công ty TNHH xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa một người lãnh đạo tâm huyết để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Xin chào ông! Mỗi công ty khi mới thành lập đều trải qua những bước thăng trầm để phát triển, với công ty mình thì sao thưa Ông?
Tiền thân của Công ty TNHH xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa từ những tổ hợp đan cói năm 1996, do những yêu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng cũng như sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác, đòi hỏi Công ty phải nỗ lực, tìm tòi những mẫu mã mới, bằng nhiều chất liệu khác nhau. Hơn 20 năm qua, Công ty đã trải qua không ít thăng trầm trước sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, nền kinh tế thế giới suy thoái; giá cả nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, ảnh hưởng giá thành của sản phẩm, trong khi đó thị trường xuất khẩu không tăng mà yêu cầu của đối tác ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ… Để bước qua những khó khăn công ty chúng tôi đã thực hiện ba giải pháp chính gồm: nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới sáng tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới, nâng cao quản trị nguồn nhân lực; hợp lý hóa quá trình sản xuất.
Để bắt kịp với khoa học kỹ thuật trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay Công ty mình đã có những kế hoạch gì?
Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, Công ty luôn chủ động trong đổi mới thiết bị công nghệ, quan tâm đầu tư chiều sâu cho khâu thiết kế, kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng, mẫu mã; chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề gắn với việc duy trì, mở rộng thị trường.
Đối với hàng thủ công mỹ nghệ đổi mới, đa dạng mẫu mã sản phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, với Công ty mình ông đã có những giải pháp gì thưa ông?
Vấn đề đổi mới mẫu mã, sự khác biệt của mẫu mã là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, và giải pháp quan trọng nhất vẫn là cách thay đổi tư duy, cách sản xuất và tiếp cận thị trường cũng như chủ động tìm kiếm và thiết kế những mẫu mới theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn giữ được bản sắc giá trị truyền thống của sản phẩm. Công ty chúng tôi ngoài duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống như thảm lau chân, hộp giặt đồ, túi, làn cói, bình hoa cói, lẵng … là những sản phẩm đã đứng vững trên thị trường. Để đổi mới mẫu mã Công ty đã thành lập tổ kỹ thuật cao chuyên tìm hiểu, nghiên cứu và làm mẫu mới. Sau đó, đội ngũ này sẽ về các xã trong và ngoài huyện “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn người lao động sản xuất ra những mẫu mã mới đa dạng hóa các sản phẩm.
Định hướng phát triển của công ty mình là gì thưa ông?
Đổi mới công tác quản lý, tăng cường tìm kiếm các đối tác, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả; quan tâm, chăm lo bảo đảm đời sống người lao động… là những yếu tố quyết định đến sự thành công của Công ty, ngoài mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, Công ty còn thực hiện cạnh tranh về giá thành sản phẩm, đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở 58 quốc gia trên thế giới, doanh thu bình quân đạt 28-32 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho 80 lao động thường xuyên tại Công ty với mức thu nhập 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Công ty còn duy trì kết hợp với 75 đầu mối tập kết sản phẩm thời vụ ở các huyện trong và ngoài tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao động trong lúc nông nhàn với mức thu nhập 2,2-3 triệu đồng/người/tháng. Trong nhiều năm qua, sản phẩm của Công ty đã trở thành một thương hiệu mạnh trong chế biến hàng cói mỹ nghệ ở Ninh Bình, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển làng nghề của địa phương.
Thực hiện: Kim Thanh
Ảnh: Kim Thanh
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024