Công ty TNHH MTV sản xuất lâm sản và thương mại Việt Nhật sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Ngành công nghiệp chế biến lâm sản đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Hiện nay, nước ta có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, từ đó dẫn đến hoạt động khai thác gỗ đồng thời gia tăng, bên cạnh đó, việc giá xăng dầu liên tục leo thang dẫn đến chi phí logistic tăng cao, chính vì vậy các doanh nghiệp chế biến lâm sản đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế ở trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển mạnh. Bên cạnh thị trường mở rộng, sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cũng đang giúp ngành chế biến lâm sản trước cơ hội phát triển hơn bao giờ hết. Chính từ những yếu tố trên việc các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong nước đầu tư các thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất là một tất yếu.
Hình ảnh nghiệm thu nội dung đề án KCQG năm 2022 tại Công ty TNHH MTV sản xuất lâm sản và thương mại Việt Nhật
Công ty TNHH MTV sản xuất lâm sản và thương mại Việt Nhật là một những đơn vị điển hình trong sản xuất, chế biến lâm sản. Công ty có địa chỉ sản xuất tại xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Với diện tích nhà xưởng 5.000 m2 bao gồm nhà điều hành và nhà xưởng, cũng như dây chuyền thiết bị hiện đại sản xuất khép kín. Để nâng cao sản lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty luôn trú trọng đến từng khâu trong quy trình sản xuất của mình, chính điều này đã tạo nên thương hiệu của Công ty Việt Nhật. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu về những thiết bị mới để phù hợp hơn với quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu ngày cào cao của các đơn hàng về tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm, Công ty đã quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, tận dụng nguồn nguyên liệu, nguồn lực lao động sẵn có tại địa phương, năm 2022, được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia Công ty TNHH MTV sản xuất lâm sản và thương mại Việt Nhật đã mạnh dạn đầu tư mua sắm bổ sung vào dây chuyền sản xuất 01 máy bóc vỏ; 01 máy băm dăm, trong sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vỏ cây và đầu mẩu gỗ trong quá trình sản xuất sản phẩm palet gỗ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (các phế phẩm của sản xuất các sản phẩm palet gỗ được băm nhỏ thành sản phẩm dăm gỗ).
Hình ảnh thiết bị băm dăm được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công năm 2022
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công là động lực để công ty tập trung cải tiến kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từ hiệu quả của chương trình trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị.
Thực hiện: Văn Dương – Trung tâm 1
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Ninh Bình
Bộ Công Thương hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc
Lai Châu: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản có thế mạnh
Hỗ trợ đổi mới máy móc thiết bị, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn – xu thế tất yếu đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Trung tâm 1 đồng hành với doanh nghiệp may tại Hòa Bình
Khuyến công Hà Nội: Tạo động lực phát triển cho công nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới
Tuyên Quang: 70% kinh phí khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc tiên tiến vào sản xuất
Nghệ An: Đề xuất tăng kinh phí hỗ trợ cho công tác khuyến công