16/11/2019
Ngày 15/11/2019 tại thành phố Ninh Bình, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển Cụm Công nghiệp tỉnh Ninh Bình tổ chức: “Hội thảo đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp áp dụng các công nghệ chế biến hàng nông sản tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp nông thôn”.
Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương; Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình; Lãnh đạo Trung tâm Khuyến công một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; Các chuyên gia đầu ngành về chế biến nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chế biến nông sản; các cơ sở công nghiệp nông thôn (cơ sở CNNT) hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản và các cơ quan truyền thông, báo chí.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hoàng Chính Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho biết sản xuất hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tán nên chua đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Chính vì thế, ông cũng bày tỏ hy vọng thông qua Hội thảo sẽ giúp các cơ sở CNNT được tiếp cận, chia sẻ các công nghệ bảo quản sản phẩm, máy móc, thiết bị chế biến nông sản; Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về nhu cầu thị trường, thực trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay; bên cạnh đó còn tạo môi trường cho các cơ sở CNNT hợp tác, tăng khả năng tiếp cận thị trường, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm tạo nên tính bền vững trong sản xuất; Đưa ra những giải pháp để khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư, phát triển sản xuất.
Ông Hoàng Chính Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương phát biển khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, PGS, Ts Nguyễn Duy Thịnh với cương vị là người đã có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực phát triển ngành nông sản Việt Nam đã có bài tham luận nêu lên những vấn cần thực hiện để phát triển ngành chế biến nông sản một cách có hệ thống và bền vững, đó là:
– Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
– Áp dụng thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất, chế biến có hiệu quả kinh tế.
– Xây dựng hệ thống cung cấp thực phẩm tươi sống đến người tiêu dùng
Cũng trong Hội thảo, Tiến sỹ Trương Hương Lan – Viện Công nghiệp thực phẩm – Bộ Công Thương cũng có nội dung trình bày đóng góp với Hội thảo, qua đó đánh giá được thực trạng ngành chế biến nông sản hiện nay, thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT và nêu lên một số các giải pháp áp dụng các công nghệ tiên tiến để giúp các cơ sở CNNT có thể nhận biết và nghiên cứu áp dụng.
Ts Trương Hương Lan – Viện Công nghiệp thực phẩm
phát biển tham luận tại Hội thảo
Hội thảo còn có sự tham gia phát biểu, trao đổi của rất nhiều các đại biểu đến từ các cơ sở CNNT trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản nêu lên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất; Các đơn vị chế tạo, cung cấp thiết bị giới thiệu các công nghệ, máy móc phục vụ ngành chế biến nông sản; đại diện các cơ quan quản lý nhà nước trao đổi về chính sách và giải pháp liên kết sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở CNNT. Các đại biểu đã rất tích cực thảo luận trao đổi đưa ra những giải pháp để thúc đẩy, hỗ trợ các cơ sở CNNT có thể thay đổi tư duy sản xuất, thay đổi cách tiêu thụ sản phẩm; bên cạnh đó Hội thảo đã tạo môi trường cho các cơ sở CNNT trên địa bàn hợp tác, tăng khả năng tiếp cận thị trường, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm tạo nên tính bền vững trong sản xuất; Đưa ra những giải pháp để khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư, phát triển sản xuất.
Thông qua Hội thảo, các cơ sở CNNT mong muốn và đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương và các Trung tâm Khuyến công tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, định hướng và tư vấn các giải pháp để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.
Ghi nhận ý kiến tham luận của các diễn giả và ý kiến đóng góp của các cơ sở CNNT. Kết thúc hội thảo, Ông Hoàng Chính Nghĩa định hướng trong những năm tới hoạt động khuyến công tiếp tục quan tâm, đồng hành, hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư, nhằm nâng cao năng lực chế biến, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
mang lại các sản phẩm tốt hơn nữa đáp ứng cho thị trường.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương, Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Trung tâm 1 nhấn mạnh Trung tâm sẽ luôn đồng hành cùng các cơ sở CNNT. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nhiều nội dung hoạt động khuyến công trong ngành chế biến nông sản, xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ hơn nữa, bám sát với nhu cầu thực tế để có thể giúp các cơ sở CNNT phát triển bền vững.
Quốc Dũng – IPC1
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia