11/10/2018

Cobot- Tăng cường khả năng tiếp cận trong nền công nghiệp 4.0

Việt Nam đang nổi lên như là một địa điểm sản xuất thu hút các nhà đầu tư với nhiều hiệp định thương mại mạnh mẽ, vị trí chiến lược và nguồn nhân công có giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang đặt là một thách thức lớn.

resized cobot

UR cobots được thiết kế với một hệ thống an toàn, được cấp bằng sáng chế, cho phép nhân viên làm việc ở gần nhau mà không cần hàng rào an toàn (tùy thuộc vào đánh giá rủi ro)

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá rằng sự nắm bắt công nghệ của đất nước trong thời đại công nghiệp 4.0 còn chậm và chưa bắt kịp xu hướng. Chi phí vẫn là một rào cản lớn, khiến cho các doanh nghiệp còn do dự trong việc áp dụng tự động hóa.

Các nước Đông Nam Á đang tận dụng công nghệ tiên tiến và robot để biến đổi ngành công nghiệp của họ, nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động và mở rộng thị trường ra toàn cầu. Việt Nam có nguy cơ bị tụt lại đằng sau nếu không ngay lập tức thực hiện những bước chuyển mình để thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ này.

Dỡ bỏ nhận thức sai lầm

Các công ty nhận ra giá trị của tự động hóa, nhưng lại quan niệm sai lầm rằng tự động hóa tốn một chi phí đáng kể; Hơn nữa, các chủ doanh nghiệp cho rằng tự động hóa đòi hỏi cần có những kỹ sư có tay nghề cao để lập trình và duy trì robot.

Công nghệ có giá cả hợp lý, vận hành tốt và linh hoạt như robot hợp tác (cobot) đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận với tự động hóa. Cobot – robot được thiết kế để làm việc bên cạnh con người – cung cấp cho nhà sản xuất một lựa chọn phù hợp hay một con đường ít trở ngại về mặt tài chính hơn để giải quyết vấn đề tự động hóa. Với tính năng nhẹ và nhỏ gọn, chúng phù hợp với các dây chuyền sản xuất mà không cần phải đại tu cơ sở hạ tầng hiện có.
Cobot được thiết kế với những tính năng an toàn, giúp con người có thể an toàn làm việc với chúng ở cự li gần mà không cần phải lắp đặt rào chắn an toàn (tùy thuộc vào đánh giá rủi ro). Khả năng lập trình trực quan và tính chất thân thiện với người dùng của robot cho phép chúng dễ dàng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ngay cả với những người có ít kinh nghiệm về robot.
Điều này đã được minh chứng ở những doanh nghiệp sử dụng cobot tại khu vực Đông Nam Á, cụ thể là PT JVC Electronics Indonesia, đây là một nhà sản xuất thiết bị nghe nhìn và điều hướng xe hơi. Các kỹ sư của công ty, những người mới sử dụng robot lần đầu, đã lắp đặt thành công robot Universal Robots (UR) vào dây chuyền sản xuất trong vòng vài tháng. Nhà sản xuất Indonesia đã hoàn vốn đầu tư (ROI) 100% chỉ trong 30 tháng.

Giá trị thực của Tự động hóa trong tương lai không xa

Các doanh nghiệp nên tạo ra một tình huống kinh doanh thực sự để kiểm tra giá trị thực của tự động hóa. Nhiều doanh nghiệp tính toán ROI bằng cách sử dụng thời gian hoàn vốn, lấy chi phí của robot và chia nó thành tiền lương hàng tháng của một công nhân. Tuy nhiên, để tính toán chính xác ROI, hãy tính chi phí ban đầu và xem xét các lợi ích hữu hình và vô hình trong ngắn hạn và dài hạn.

Đồng thời cũng phải tính đến chi phí các phụ tùng hệ thống bổ sung và mọi khoản phí tích hợp khác, như chi phí bảo trì trong tương lai. Những lưu ý quan trọng khác như chi phí liên quan đến nhân viên, đào tạo và thiết lập các rào chắn an toàn (nếu cần, điển hình là trong trường hợp sử dụng rô bốt công nghiệp truyền thống).

Cobot cũng cho phép lực lượng lao động hiện tại, dù có kỹ năng hay không có kỹ năng, có thể làm việc hiệu quả hơn, do đó tối đa hóa lợi nhuận trên các khoản đầu tư trước đây vào nhân viên, cơ sở hạ tầng và quy trình.

Ở Việt Nam đối với những người muốn tự làm quen với cobot đã có Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao Việt Nam-Nhật Bản của Khu công nghệ cao Sài Gòn cung cấp các khóa học liên quan về giải pháp tự động hóa và robot, đặc biệt là cho các kỹ sư. UR cũng cung cấp các hội thảo kỹ thuật miễn phí cho các đối tác, Tân Phát Automation và Servo Việt Nam, để tăng cường kiến thức về robot. Công ty cũng đã cho ra mắt Học viện UR, cung cấp chương trình đào tạo robot miễn phí tại địa chỉ https://www.universal-robots.com/academy/. Cho đến nay, hơn 20.000 người dùng từ 132 quốc gia đã tham gia chương trình này, với chín mô-đun trực tuyến thực hành về lập trình cơ bản cho robot UR.

Khi Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải duy trì lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến và robot. Điều này cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận dễ dàng hơn với tự động hóa, giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các công ty nước ngoài khi nền kinh tế toàn cầu đang tiến về phía công nghiệp 4.0.

resized cobot21

Bà Shermine Gotfredsen – Tổng giám đốc Universal Robots tại Đông Nam Á và Châu Đại Dương

Theo Kinhtevn.com.vn