Cơ sở sản xuất lụa Sơn Thúy Silk (Hộ kinh doanh Lê Thanh Sơn): Lụa tơ tằm Việt Nam -Sứ giả ngoại giao – Giá trị tinh hoa văn hóa người Việt
Tại Việt Nam, nghề chăn tằm, ươm tơ được biết đến là đã có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Từ đó lụa tơ tằm được truyền bá rộng rãi khắp các vùng từ đồng bằng màu mỡ đến núi đồi cao nguyên Việt Nam tạo thành những làng nghề truyền thống với bề dày đến nay đã lên đến hàng trăm năm tuổi, đưa lụa tơ tằm trở thành thứ vải “thượng hạng” của Việt Nam, mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Cơ sở sản xuất lụa Sơn Thúy Silk (Hộ kinh doanh Lê Thanh Sơn) – với thương hiệu là Sơn Thuý Silk, đại diện pháp luật là ông Lê Thanh Sơn. Trải qua một khoảng thời gian hoạt động, Sơn Thuý Silk đã đạt được với không ít những phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho các sản phẩm lụa tơ tằm của mình. Được biết, nguồn nguyên liệu lụa tơ tằm mà đơn vị sử dụng xuất phát từ các làng nghề lụa thủ công truyền thống của Việt Nam. Vì là sản xuất thủ công nên mỗi một thước vải đều được chăm chút một cách tỉ mỉ bởi đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.
Năm 2020, sản phẩm “Vải lụa hoa cao cấp 100% tơ tằm” của Sơn Thúy Silk được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp Khu vực phía Bắc do Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương tổ chức, bình chọn và chứng nhận. Qua đó, có thể thấy được chất lượng vượt trội của các sản phẩm do cơ sở Sơn Thúy Silk sản xuất, để đạt được điều đó là tâm huyết dày công nghiên cứu những nét tinh hoa truyền thống của lụa tơ tằm Việt Nam, cùng với việc sáng tạo trong thiết kế mẫu sản phẩm và những nỗ lực không mệt mỏi của các nghệ nhân và cá nhân gắn bó lâu năm với cơ sở.
Với khẩu hiệu Sơn Thúy Silk “dấu ấn giao thoa, tương đồng giữa tâm hồn và trái tim của những người yêu văn hóa Việt”, tin rằng đây chính là lời cam kết rõ ràng nhất đối với mỗi sản phẩm mà đơn vị cung cấp đến tay người tiêu dùng. Dẫu còn non trẻ nhưng với những cố gắng của mình mong rằng Sơn Thúy Silk sẽ có được những bước tiến xa hơn nữa.
Các sản phẩm khăn lụa là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu lụa truyền thống với các giá trị văn hóa của dân tộc. Nó được thể hiện qua họa tiết là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và lồng ghép trong đó hình ảnh đặc trưng của Việt Nam như cây tre, hoa sen, non nước,…
Hình ảnh bên ngoài cửa hàng trưng bày – Sơn Thúy Silk
Hình ảnh bên trong cửa hàng trưng bày – Sơn Thúy Silk
Đằng sau mỗi sản phẩm là một câu chuyện về văn hóa Việt, con người Việt và đất nước Việt, là niềm tự hào của mỗi con người đang mang trong mình dòng máu Việt Nam. Có thể thấy, ý nghĩa vô cùng đặc biệt này là một trong các lợi thế lớn giúp cho vải lụa của Sơn Thúy Silk được yêu thích và tin dùng.
Phạm Xuân Phú
(Tư vấn phát triển công nghiệp)
Tin mới nhất
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
NGÀY 24/10/2024 KHAI MẠC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU NĂM 2024
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia