Cơ sở công nghiệp nông thôn phát huy giá trị làng nghề
Vốn là người con của làng thêu Văn Lâm nổi tiếng với bề dày hàng ngàn năm, làng thêu Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, gắn bó với đường kim mũi chỉ từ bé, bà Vũ Thị Hồng Yến luôn tâm niệm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại. Trải qua biết bao khó khăn, tìm tòi, học hỏi, trăn trở với nghề, gia đình bà đã xây dựng thành công thương hiệu thêu Minh Trang trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Bà Vũ Hồng Yến – Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang
Bằng những sự nỗ lực, trau dồi kinh nghiệm,học hỏi không ngừng và bước đầu đã khẳng định được việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất sản phẩm nghề truyền thống là đầu tư sản xuất đúng hướng, phù hợp với nhu cầu xã hội. Nhân buổi làm việc, trao đổi vớiCông ty TNHH thêu Minh Trang, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bà Vũ Thị Hồng Yến – Giám đốc Công ty
PV: Xin chào Bà, Bà có thể cho biết những khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp từ nghề truyền thống?
Với thái độ niềm nở, Bà Yến chia sẻ:
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1996 với số vốn ít ỏi, gia đình chúng tôi đứng ra thành lập Tổ thêu, dệt các sản phẩm tơ tằm gồm hơn 10 lao động. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy sự hạn chế, bất lợi của tổ sản xuất là chỉ tập trung vào khâu sản xuất, nguồn hàng bán ra phải qua nhiều khâu trung gian, nên giá trị của sản phẩm làm ra thấp. Chính vì vậy, năm 2011, tôi quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Minh Trang. Khi doanh nghiệp được thành lập, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất và thị trường, nhất là có thời điểm các mặt hàng thêu, dệt bằng máy công nghiệp giá thành rẻ được cung cấp rộng rãi trên thị trường. Bằng sự kiên trì, tâm huyết với nghề truyền thống, tích cực nghiên cứu, sáng tạo ra các mẫu thêu tay mới, lạ, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội, đến nay Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm được cung cấp rộng rãi cả trong và ngoài nước, sản phẩm thêu tinh tế, mang đậm giá trị văn hóa bởi bàn tay thủ công của những người thợ lành nghề đã chinh phục được nhiều khách hàng, phát triển thị trường gắn liền với du lịch quốc gia đã làm nên những màu sắc văn hóa đậm nét.
Sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay sản xuất 70%- 80% là làm thủ công, bằng tay rất tỉ mỉ và tinh tế, trên các chất liệu silk, cotton, linen; rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã gồm: Túi rút, túi xách, lót cốc, khăn lụa, quần áo thời trang, chăn lụa tơ tằm, ga, gối, đệm bằng chất liệu lụa tơ tằm, … Chỉ vào một chiếc áo zen móc tay cao cấp bằng chất liệu tơ tằm, bà Yến cho biết khi xuất sang Nhật có giá lên tới hàng nghìn đô la.
PV: Xin bà cho biết, với những khó khăn như bà chia sẻ thì trong thời gian qua doanh nghiệp nhận được hỗ trợ như nào từ cơ chế chính sách, của Nhà nước?
Đối với doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp vô vàn khó khăn, và để phát triển được như ngày hôm này là nhờ cơ sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều từ các cấp chính quyền, đặc biệt là từ phía Sở Công thương Ninh Bình, Trung tâm Khuyến công Xúc Thương Mại Và Phát Triển Cụm Công Nghiệp tỉnh Ninh Bình cũng như Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp1 đã luôn đồng hành cùng với Công ty trong các lĩnh vực như ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào thay thế một số công đoạn sản xuất; tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để giúp cho công ty giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các khách hàng.
Năm 2020, là một năm rất khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp do sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid -19,còn với Công ty TNHH Thêu Minh Trang có chịu ảnh hưởng gì, tới sự phát triển của công ty?
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty cũng chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, Công ty vẫn duy trì hoạt động đồng thời thay đổi phương thức sản xuất, cách tiếp cận thị trường để vừa phòng tránh dịch bệnh, vừa chuẩn bị điều kiện khôi phục sản xuất khi dịch bệnh chấm dứt.Trước khi chưa có dịch thì 50% sản phẩm của công ty là xuất khẩu sang các nước châu Á và một phần châu Âu , nhưng từ khi dịch bệnh diễn ra số lượng đơn hàng và hàng xuất khẩu giảm đi rõ rệt, tiền hàng cũng thanh toán chậm hơn, số lượng khách du lịch thăm quan cũng giảm. Vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, trong thời điểm công ty sản xuất đình trệ do dịch COVID-19, Công ty cùng các nghệ nhân, thợ giỏi vẫn miệt mài sáng tạo các mẫu mã mới, ứng dụng công nghệ cải tiến chất lượng sản phẩm, áp dụng và đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên môi trường thương mại điện tử là hướng phát triển thị trường của công ty trong thời gian vừa qua, cùng với đó là chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua để thích ứng với tình hình mới.
Trước những khó khăn do dịch bệnh mang lại, Công ty rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các Sở Ban ngành. Điều mong muốn nhất của Công ty cũng như làng nghề thêu Văn Lâm và các làng nghề thủ công truyền thống khác lúc này là dịch bệnh nhanh chóng qua đi, mọi thứ trở lại như cuộc sống thường ngày để có thể tiếp tục giữ nghề và hoạt động của công ty.
Thưa Bà, Bà có thể cho chúng tôi biết Trung tâm 1 đã đồng hành và chia sẻ cùng với Công ty trong chặng đường vừa qua như nào ?
Có thể nói Trung tâm 1 là đơn vị đã luôn đồng hành với công ty trong nhiều năm qua, đặc biệt năm 2020 là một năm có thể nói là khó khăn nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, dẫn đến du lịch trong nước cũng như trên thế giới gần như tê liệt.
Mà sản phẩm của công ty Minh Trang chủ yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với các danh lam thắng cảnh của Ninh Bình. Đến thời điểm hiện nay, công ty vẫn duy trì tổ chức sản xuất được, một phần là nhờ sự đồng hành tư vấn hỗ trợ từ các hoạt động của trung tâm khuyến công 1 như việc tái cấu trúc tổ chức sản xuất bằng giải pháp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào thay thế sản xuất thủ công trong một số công đoạn sản xuất, từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Rất may mắn là công ty chúng tôi đã được những cán bộ làm công tác khuyến công tư vấn cho công tác tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý sản xuất, năng suất chất lượng và năm 2020 công ty chúng tôi cũng nhận được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đầu tư thiết bị tiên tiến phục vụ cho sản xuất
Vậy những khó khăn trên, những giải pháp trên Bà có định hướng, kế hoạch gì trong những năm tiếp theo?
Với sự nỗ lực không ngừng, Công ty TNHH thêu Minh Trang sẽ có những chiến lược cụ thể phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường tạo công ăn việc làm cho toàn bộ công nhân, tạo chỗ đứng cho Công ty bằng tinh hoa nghề Việt và quyết tâm giữ nghề. Đồng hành cùng với chúng tôi luôn có Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 với những chính sách tư vấn hỗ trợ thiết thực và kịp thời. Một lần nữa, thay mặt cho Ban lãnh đạo và anh em trong Công ty, tôi xin chân thành cảm ơn về phía chính sách nhà nước các ban ngành, Sở Công Thương Ninh Bình, Trung tâm Khuyến công Ninh Bình, Trung tâm 1 trong thời gian vừa qua đã luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để Công ty chúng tôi ngày một lớn mạnh và phát triển.
Một số sản phẩm của Công ty TNHH thêu Minh Trang
Xin cảm ơn Bà!
Thực hiện: Hải Anh
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024