Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng bắt kịp con tàu 4.0, chúng ta phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp, trong đó, công nghiệp hỗ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng thiết yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
Sản xuất linh kiện nhựa tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Nguyên Minh. Ảnh TTXVN
Tiềm năng lớn
Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới đã vào Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó có những dự án lên tới hàng chục triệu USD, đã tạo cơ hội cho các đơn vị sản xuất linh – phụ kiện trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiềm năng lớn từ ngành công nghiệp phụ trợ đã đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Năm 2018, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng cao, được đánh giá là động lực phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam diễn ra tháng 12/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Thực tế hiện nay, DN Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, hạn chế về quy mô trong lĩnh vực về năng lực công nghệ, năng lực của nguồn nhân lực cũng như năng lực về điều kiện tín dụng và năng lực tiếp cận thị trường; do vậy, rất cần những khung khổ chính sách và cơ chế cụ thể của Chính phủ để hỗ trợ cho DN, tiếp cận được với thị trường của CNHT.
Theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương đã xác định một số ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên cần tăng cường phát triển và phát triển đột biến của công nghiệp hỗ trợ để mang lại những động lực thúc đẩy sự phát triển chung của ngành công nghiệp. ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, da giày, ngành năng lượng… Đây đều là những ngành Việt Nam có tiềm năng, lợi thế và có những dung lượng thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng, hy vọng sắp tới có điều kiện tiếp cận là phải hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cho CNHT, trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam. Những khu vực này, trung tâm này không chỉ tập trung vào giới thiệu công nghệ và hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ thông qua hợp tác quốc tế và chính sách của Chính phủ nói chung mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển R&B phát triển để từ đó những trung tâm này sẽ đóng góp cả vào phát triển về giá trị gia tăng.
Nhiều thách thức
Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ như lúc này Nhà nước lại có nhiều chính sách hỗ trợ DN như vậy. Bộ KHCN, KH-ĐT, chương trình hỗ trợ Nhật Bản, Hàn Quốc, World Bank… cung cấp cho DN nền tảng để phát triển.
Việt Nam hiện có khoảng 1.800 DN CNHT, nhưng chỉ có khoảng 300 DN CNHT tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty đa quốc gia.
Để có thể phát triển, tham gia được vào chuỗi cung ứng của công ty đa quốc gia, doanh nghiệp Việt cần phải chủ động khắc phục những hạn chế cố hữu của mình. Theo Giám đốc CT TNHH tư vấn giải pháp quản lý năng suất, chất lượng ông Phạm Mạnh Thắng, hiện DN CNHT nhỏ và vừa VN còn nhiều điểm yếu. Thứ nhất là thiếu chiến lược. Thứ hai là thực hành sản xuất kém. Điểm thứ ba là công nghệ sản xuất, kế hoạch sản xuất, quản lý thiết bị, quản lý sản xuất, kho hàng, là cách tác nghiệp. Điểm yếu thứ tư là nhân sự, cán bộ quản lý chưa có năng lực cần thiết để hỗ trợ sản xuất thực sự.
DN muốn tham gia chuỗi cung ứng thì phải tham gia được thì phải có tiêu chí và có cách thức để đáp ứng tiêu chí ấy. Vài năm trước, Samsung- một trong những công ty sản xuất hàng điện tử đứng đầu thế giới đã thất bại trong việc tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện tại Việt Nam. Câu chuyện không một công ty nội địa nào có thể cung cấp một con ốc cho Samsung từng dậy sóng dư luận về sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo bà Trương Thị Chí Bình- Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội CNHT Việt Nam,Khi Samsung vào Việt Nam, cách làm của Samsung khác với Nhật Bản. Bởi xe máy là chỉ bán ở nội địa vì cồng kềnh, còn điện tử là xuất toàn cầu, yêu cầu rất khác, nhập khẩu cũng rất dễ. Do vậy, muốn bán được cho Samsung thì sản phẩm phải vừa rẻ, chất lượng tốt và sản lượng lớn, đáp ứng nhanh mọi sự thay đổi.
Bà Trương Thị Chí Bình cho biết, khi Samsung đầu tư thì chỉ có một vài DN dám chấp nhận rủi ro, đầu tư để sản phẩm đạt yêu cầu. Nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế, Samsung đã cực kỳ cố gắng tìm kiếm các DN hỗ trợ Việt Nam. Dự án của Samsung ở Việt Nam luôn hỗ trợ đào tạo nhân lực, chỉ dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để theo đuổi cuộc chơi này cần chiến lược dài hạn chứ không phải cứ làm rồi tính.
Hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Nguyên Minh đã dám đầu tư và theo đuổi cuộc chơi. Được thành lập năm 2015, thuộc Tập đoàn Phước Thành trên 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nhựa. Công ty Nguyên Minh đã đầu tư trang bị hệ thống máy công nghệ hiện đại tiêu chuẩn quốc tế từ các thương hiệu nối tiếng toàn cầu như: Woojin Plaimm, Yamazaki Mazak, Sodick, Okamoto, Proth… Toàn hệ thống cho phép sản xuất các chi tiết khuôn với độ chính xác và phức tạp cao.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên- Châu Bá Long
Đến nay, Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Nguyên Minh đã trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung, là một trong năm nhà cung cấp tốt nhất của Samsung Việt Nam (Top 5 best suppliers of Samsung Vietnam).
Samsung Việt Nam hiện nay không chỉ là nhà máy tập lắp ráp linh kiện điện tử mà còn là nơi trực tiếp sản xuất những linh kiện điện tử trọng tâm của điện thoại thông minh như: kính 3D, camera, khung kim loại, màn hình, pin…hiện tỷ lệ nội địa hóa của Samsung đã tăng lên 58%. Trong số này, nhiều nhà máy, trong đó có Công ty Minh Nguyên đã tham gia ở nhiều hạng mục.
Ngoài ra, Công ty Minh Nguyên còn đang sản xuất sản phẩm linh kiện nhựa và khuôn mẫu chất lượng cao. Công ty cung ứng nhiều ngành công nghiệp: hàng gia dụng kỹ thuật số, linh kiện điện tử, phụ tùng xe hơi cho một số nhãn hàng nổi tiếng như Mitsubishi…
CEO của Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Nguyên Minh là anh Châu Bá Long sinh năm 1980, đến Australia học tập và sinh sống từ năm 1995, tốt nghiệp MBA tại trường University of Technology Sydney, về nước từ năm 2007. Chia sẻ về thành công của Minh Nguyên, CEO Châu Bá Long cho hay: tại Minh Nguyên, chúng tôi không có quan hệ chủ và người làm thuê, chỉ có những người đồng chí hướng cùng nhau hợp tác vì mục tiêu chung.
Có lẽ chính triết lý nhân văn đó đã tạo nên thành công của Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Nguyên Minh ngày hôm nay.
Theo nguồn tin Bao Công Thương
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH