Chương trình khuyến công năm 2020 tiếp sức cho các doanh nghiệp
Trong kế hoạch thực hiện công tác khuyến công năm 2020, Cục Công Thương địa phương (CTĐP) đề nghị các địa phương bám sát tình hình sản xuất CNNT, xây dựng đề án và kế hoạch triển khai với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế ở địa phương nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động, đồng thời góp sức cùng các địa phương hoàn thành kế hoạch kinh tế-xã hội.
Tại Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XIV – năm 2019
Năm 2019, tổng kinh phí khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt là 140 tỷ đồng giao cho 179 đề án, đã ký hợp đồng/giao nhiệm vụ cho 178/179 đề án khuyến công quốc gia, đạt 99,44%. Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng kinh phí đã giải ngân là 135,25 tỷ đồng/175 đề án, đạt 96,61% tổng kinh phí giao. Trong công tác quản lý cụm công nghiệp, Cục đã thẩm định hồ sơ đề nghị thỏa thuận quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đối với 11 địa phương… Về công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiêp, Cục đã tổ chức bình chọn, tôn vinh và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019 cho 110 sản phẩm; Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia…
Phát huy kết quả đạt được, năm 2020, Cục CTĐP sẽ bám sát, nắm bắt kịp thời tình hình phát triển Công Thương tại các địa phương; củng cố, duy trì việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động Công Thương nhằm phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn. Tiếp tục cập nhập kịp thời những thay đổi của thế giới nhất là việc ứng dụng khoa học – công nghệ, công nghệ thông tin để thực hiện xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ sát với thực tế, đạt hiệu quả cao. Đối với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục CTĐP đã xây dựng kế hoạch thực hiện 7 nội dung khuyến công chính, với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 25,55 tỷ đồng. Trung tâm sẽ phối hợp với Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc thực hiện đề án điểm đối với 3 nhóm ngành dệt may, chế biến nông sản, cơ khí; đề án nhóm đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Những đề án này chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường sản xuất. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tham gia hội chợ tại nước ngoài; tổ chức triển lãm hội chợ sản phẩm CNNT trong nước giúp tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, Cục CTĐP sẽ xây dựng chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; phối hợp với các Sở Công Thương Thái Nguyên, Quảng Bình, Vĩnh Long tổ chức hội nghị công tác khuyến công các tỉnh, thành phố tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam năm 2020 để có đánh giá sát thực nhất công tác khuyến công trong mỗi khu vực, mỗi kỳ triển khai.
Với nhiệm vụ được giao, lãnh đạo Cục CTĐT khẳng định sẽ nỗ lực phân công nhiệm vụ cụ thể, đánh giá hiệu quả công việc đối với từng vị trí công tác để tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo đảm tinh gọn, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu đề ra.
http://www.congnghieptieudung.vn/
Tin mới nhất
VIMEXPO 2024 – cầu nối thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Về việc đăng ký tham gia Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH