Chi bộ Trung tâm Khuyến Công 1 tổ chức Kỷ niệm 88 năm ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 – 18/11/2018)
Nhân kỷ niệm 88 năm ngày Đại đoàn kết toàn dân, Chi bộ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 phân công đảng viên Hoàng Ngọc Sơn chuẩn bị nội dung và trình bày chuyên đề “Đại đoàn kết toàn dân gắn với đoàn kết xây dựng Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 vững mạnh”
Đại đoàn kết là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Bác Hồ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh toàn dân tộc. Trải qua 88 năm ra đời và phát triển, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, từ Hội Phản đế đồng minh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã phát huy truyền thống dân tộc; tập hợp, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân thành lực lượng cách mạng to lớn đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện Đại đoàn kết toàn dân ở nước ta từ xưa đến nay luôn luôn là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Với đặc điểm tự nhiên và lịch sử khá đặc thù thiên tai khắc nghiệt, ngoại xâm triền miên, do đó muốn tồn tại được, trước hết dân tộc ta phải đoàn kết để chiến thắng thiên tai, địch họa và đi lên cùng thời đại. Chính vì lẽ đó, Đại đoàn kết toàn dân đã trở thành truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đúc kết một chân lý rất cụ thể, mộc mạc và rất vĩ đại:
“Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công”
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định: “Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn gương cao ngọn cờ Đại đoàn kết toàn dân, đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”.
Trong bối cảnh hiện nay tình hình thế giới đang có những biến động hết sức phức tạp và nhanh chóng. Việc giữ vững khối Đại đoàn kết toàn dân để đưa đất nước vượt qua thách thức là điều rất quan trọng. Do đó tăng cường Đoàn kết toàn dân để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu giữ vững độc lập dân tộc và thành quả cách mạng là trách nhiệm hết sức nặng nề của toàn Đảng, toàn dân ta.
Trong những năm đổi mới Đảng ta không chỉ nhận thức sâu sắc vai trò của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức mà còn hoạch định nhiều chính sách phù hợp nhằm không ngừng củng cố phát huy vai trò khối liên minh này trong sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân.
Trong cuộc sống hôm nay, mỗi hạt lúa, trái cây, con vật nuôi,… đều chứa đựng công sức của công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Chúng ta phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho giai cấp công nhân và nông dân lao động; đồng thời tăng cường bồi dưỡng giáo dục, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong toàn khối liên minh. Bởi vậy đây chính là điểm hội tụ, tạo nên sự thống nhất về tinh thần tư tưởng và hành động để mở rộng không ngừng. Mặt trận Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra những chủ trương, đường lối và chính sách phù hợp để tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân cụ thể là:
– Đối với giai cấp công nhân: Đảng, Nhà nước ta luôn chú ý phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là nâng cao trình độ tay nghề và học vấn.
– Đối với giai cấp nông dân: Đảng luôn nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của nó trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão biến nông nghiệp tự túc, tự cấp thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tạo khối lượng hàng hóa nông sản ngày càng lớn và có chất lượng để xuất khẩu.
– Đối với đội ngũ trí thức: Đảng ta luôn nhận thức và thực tế Đảng ta đã ban hành nhiều chính sách nhất là về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tài năng trí tuệ nhằm cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên thực tế đội ngũ trí thức đã đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, văn học nghệ thuật.
Có thể nói đường lối đổi mới của Đảng ta dựa trên cơ sở trung thành và sáng tạo với nguyên lý của Chủ nghía Mác Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là việc tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, là cách mạng.
Các đảng viên trong Chi bộ đã thảo luận sôi nổi:
– Đồng chí Nguyễn Văn Bền thống nhất cao với Báo cáo chuyên đề, phù hợp thực tế tại Trung tâm. Thống nhất mục tiêu chung của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc là Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong đó phải coi trọng động lực trực tiếp là lợi ích vật chất, tinh thần hợp pháp của nhân dân trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
– Đồng chí Khương Thị Hiền, phát biểu: Đổi mới và hoàn thiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chúng ta thực hiện Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ dựa vào mục tiêu, vào chủ trương mà điều quan trọng là phải dựa vào cơ sở pháp lý của Nhà nước và đường lối của Đảng. Do đó để thực hiện khối Đại đoàn kết toàn dân tộc theo hướng đúng đắn, không dơi vào tả hay hữu; khuynh hoặc xuôi chiều, tùy tiện còn luôn luôn đổi mới và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của Nhà nước một cách thường xuyên.
– Đồng chí Bùi Minh Hiển cho rằng: Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc là của cả hệ thống chính trị, trong đó sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định. Đảng ta cần phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp lãnh đạo các tổ chức quần chúng và tập hợp nhân dân đoàn kết xung quanh mình. Thông qua việc thường xuyên chỉnh đốn Đảng, thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ đảng viên phải gần dân, tôn trọng dân, có trách nhiệm với dân, theo phương châm “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin, xứng đáng là hạt nhân của khối Đại đoàn kết toàn dân”.
Kết luận đồng chí Bí thư chi bộ đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung sinh hoạt rất thiết thực với tình hình thực tế tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 và nhấn mạnh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng, lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi sục, tinh thần ấy lại kết thành một làn song mạnh mẽ vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước”.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống Đoàn kết là nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Nhưng việc xây dựng tập thể thành khối Đại đoàn kết không phải là chuyện đơn giản. Ngay cả trong một gia đình anh, chị, em đôi lúc còn không thống nhất ý kiến, bất đồng quan điểm, như vậy trong tập thể nhiều người thì càng phức tạp hơn. Vì thế, việc xây dựng Đại đoàn kết trong một cơ quan phải được đặt lên hàng đầu và được tiến hành thường xuyên, liên tục, việc này đòi hỏi cấp ủy Chi bộ, Ban Giám đốc, những người làm công tác quản lý phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết, vận dụng hết khả năng, trí tuệ để điều hành đội ngũ vận hành theo quỹ đạo để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 luôn nêu cao tinh thần xây dựng Đoàn kết nội bộ, từ cấp ủy, chính quyền đến từng cá nhân cán bộ, viên chức, vì thế đã hạn chế mức thấp nhất những mâu thuẫn nội bộ.
Để tiếp nối truyền thống Đoàn kết theo tư tưởng của Bác, cấp ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên quyết tâm xây dựng tập thể Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 thành một khối Đại đoàn kết, toàn tâm, toàn ý vì sự phát triển của Trung tâm xứng đáng là một Trung tâm Khuyến công của vùng.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề toàn thể Đảng viên trong chi bộ đã đi thăm quan “Nơi lưu giữ hơn 100 năm lịch sử của nhà máy Dệt Nam Định”:
Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của Nhà máy Dệt Nam Định, vào năm 2012, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng Bảo tàng Dệt May tại đây với nhiều hiện vật trưng bày có giá trị lịch sử to lớn. Sau 118 năm tồn tại cùng thăng trầm đất nước, Nhà máy Dệt Nam Định đã trở thành một biểu tượng của thành phố Nam Định. Nhà máy Dệt đã không chỉ đơn thuần là một cái tên, một nhà máy sản xuất mà còn là ký ức yêu thương trong lòng người dân nơi đây Nhà máy Dệt Nam Định từng là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Sự ra đời của nhà máy đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng trong giai cấp công nhân hình thành và lớn mạnh không ngừng. Cũng tại Nhà máy Dệt Nam Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần về thăm và nói chuyện với các cán bộ, công nhân
Sau khi hòa bình lập lại, Nhà máy Dệt Nam Định như một biểu tượng sừng sững trong lòng thành phố Nam Định, gắn bó với biết bao thế hệ. Với những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn của Nhà máy Dệt Nam Định, năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng Bảo tàng Dệt May, hoàn thành năm 2012, nằm ở số 5 đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nam Định, trên Khu Nhà truyền thống của Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định.
Bảo tàng có tổng diện tích 1,2 ha. Khu nhà trưng bày chính được cải tạo, xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp cổ gồm nhiều gian trong đó mỗi gian có một chủ đề trưng bày riêng biệt. Hiện vật trưng bày là sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại phản ánh sự phát triển của ngành Dệt may Nam Định nói riêng và ngành Dệt may Việt Nam nói chung qua các thời kỳ với tinh thần anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, Bảo tàng còn trưng bày những hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau những lần Người về thăm và làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định. Ngoài ra Bảo tàng còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật của các công nhân một thời vừa sản xuất vừa chiến đấu ác liệt…
(Khu nhà trưng bày chính được cải tạo, xây dựng theo kiến trúc Pháp )
(Toàn thể Đảng viên chi bộ thăm quan)
Tin: Ngọc Sơn, Phụ trách công tác Đảng vụ;
Ảnh: Văn Dương.
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024