Cần thiết hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ da giày
Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu (XK) trong Top 10 nước đứng đầu thế giới, nhưng ngành da giày của Việt Nam vẫn bị đánh giá kém cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Một trong những nguyên nhân chính khiến XK da giày “mất điểm” là chưa hình thành một ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đúng nghĩa.
7 tháng đầu năm, ngành da giày chi 3,3 tỷ USD cho nhập khẩu nguyên, phụ liệu
Tốn hàng tỷ USD cho nhập khẩu
Con số hơn 3,3 tỷ USD phải chi cho nhập khẩu (NK) nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày trong 7 tháng đầu năm 2018 (tăng 3,74% so với cùng kỳ năm 2017) không làm nhiều người giật mình. Bởi từ lâu, ngành công nghiệp da giày Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công, với nguyên, phụ liệu phải NK chủ yếu từ nước ngoài. Số liệu thống kê mới đây còn cho thấy, hàng năm, ngành da giày buộc phải NK tới 60% nguyên, phụ liệu mới đủ nhu cầu sản xuất, trong đó NK nhiều nhất là da thuộc.
Chính phủ cũng cần có chiến lược và chính sách tập trung ưu đãi, hỗ trợ cho việc sản xuất các nguyên, phụ liệu, vải và da thuộc cho ngành da giày… để bảo đảm đầu vào cho ngành CNHT cũng như các ngành công nghiệp hạ nguồn.Thực tế thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp (DN) đầu tư vào CNHT sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành da giày như: Da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm phom, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất… Tuy nhiên, số lượng và quy mô DN còn nhỏ, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước.
Chính sự yếu kém, không phát triển CNHT da giày, dẫn tới tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày XK của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 30%. Chưa nói, chất lượng của nhiều loại nguyên, phụ liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu XK, như tính thẩm mỹ, độ đều và bền màu…
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, cái khó hiện nay là hầu hết các địa phương không mấy “mặn mà” với sản xuất thuộc da, do lo ngại ô nhiễm môi trường. Các nguyên, phụ liệu khác như: Giả da, vải dệt, đế giày, khóa, keo, dây giày… tuy có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn da thuộc, nhưng lại không cạnh tranh nổi về giá với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc…
Phát triển càng sớm càng tốt
Ngành da giày Việt Nam đang hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu của sản phẩm da giày. Vì thế, tại nhiều hội thảo các chuyên gia kinh tế có chung nhận định, không cách nào khác, ngành da giày Việt Nam phải phát triển CNHT sản xuất nguyên, phụ liệu cho sản xuất da giày.
Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các DN trong nước cần xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất, để không chỉ giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, mà điều này còn giúp đảm bảo quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do.
Để xây dựng ngành CNHT da giày chuyên nghiệp nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước cần có những chính sách định hướng và hỗ trợ về công tác xử lý môi trường cho các DN trong lĩnh vực này như: Quy hoạch các vùng, khu, cụm công nghiệp chuyên ngành tại các địa phương có lực lượng lao động dồi dào, bảo đảm không gian phát triển công nghiệp hài hòa (với vị trí cách biệt các khu đông dân cư và gần các cảng nước sâu) cho các chuỗi da giày để phát triển cũng như thuận lợi trong việc xử lý chất thải. Các vùng công nghiệp chuyên ngành này phải có nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, số liệu quan trắc nước thải đã xử lý phải được nối mạng với trung tâm quản lý môi trường của khu vực; tạo cơ chế thu hút các DN có công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hỗ trợ DN da giày.
Theo Kinhtevn.com.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024